I. Yêu cầu:
Các con được trải nghiệm: Chuẩn bị mâm ngũ quả, bày mâm ngũ quả, thuyết trình ý nghĩa của mâm ngũ quả do nhóm chuẩn bị.
Các con được thưởng thức những món ăn hợp lứa tuổi nhưng đảm bảo yêu cầu ngon, sạch..
Tổ chức buổi Trung thu vui, an toàn, tránh lãng phí.
II. Thời gian: Tiết 5, sáng thứ 2 ngày 25 tháng 9 năm 2023
III. Địa điểm phòng 7C
IV. Kịch bản tiến hành
1. Dẫn chương trình: Lớp trưởng
2. Trình bày lịch sử ngày Tết Trug thu (3 phút) : Huyền.
3. Thi bày mâm ngũ quả (10’): chia hai đội:
4. Thuyết trình ý nghĩa Mâm ngũ quả (5 phút)
5. Chấm điểm mâm cổ và trao giải (Ban giám khảo: Ban đại diện cha mẹ HS, cô giáo). Giải nhất : 240.000đ. Giải nhì 120.000đ
5. Phá cỗ .Văn nghệ: Múa, hát, trò chơi
V. BIỂU ĐIỂM CHẤM MÂM CỔ TRUNG THU
1. Trình bày: 40 điểm:
- Cỗ bày trên mâm hoặc bàn. Có hình thù đặc trưng của mâm cỗ trung thu.
- Màu sắc phải hợp lý, ít nhất phải có đủ các màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng
- Nguyên liệu phải tươi, mới, đảm bảo chất lượng. Ghi chú: chuẩn bị trước ở nhà
- Có biển tên nhóm (vẽ bằng tay không in)
2. Nội dung: 50 điểm
- Mâm cỗ: (30 điểm) phải có đủ: ít nhất 5 loại quả, bánh, kẹo … đặc trưng của mùa thu, Tết trung thu. Có thể có thêm các phụ kiện trang trí…
- Thuyết trình: (20 điểm): Nội dung thuyết trình phải gắn liền với nội dung trưng bày, có ý nghĩa về Tết Trung Thu; Trình bày lưu loát, có sức thuyết phục (không cầm giấy đọc). Thời gian thuyết trình tối đa là 5 phút.
3. Văn nghệ cổ động: (5 điểm)
4. Tính sáng tạo: (5 điểm): Mâm cỗ thể hiện sự sáng tạo, độc đáo trong cách trình bày và lựa chọn nguyên liệu.