Cập nhật : 15:53 Thứ ba, 30/4/2024
Lượt đọc: 22

Báo cáo: Tổ chức Hoạt động TNST chủ đề "Người lính trong mắt em", môn Ngữ văn 9

Ngày ban hành: 30/4/2024Ngày hiệu lực: 30/4/2024
Nội dung:

                                                   BÁO CÁO

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ: "NGƯỜI LÍNH TRONG MẮT EM"

 

          I. Đặt vấn đề:

          Nói tới HĐTNST là nói tới hoạt động giáo dục tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa, là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế, tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống, nhà trường, cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách, năng lực tâm lý - xã hội, tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo cho mỗi cá nhân, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng sự nghiệp và cuộc sống sau này.

          Nếu như trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, HĐTNST chủ yếu được thực hiện ở các tiết NGLL, các tiết sinh hoạt tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt  Đội - Đoàn) thì ở chương trình giáo dục phổ thông mới, HĐTNST được đưa vào trong tất cả các lớp, các môn học (trung bình 3,5 tiết/tuần từ lớp 1 đến lớp 12) trong đó có bộ môn Ngữ văn. Có thể khẳng định rằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

          Nhưng ở thời điểm hiện tại, đây là một nội dung vô cùng mới mẻ, tài liệu viết về vấn đề này cũng còn khá khiêm tốn nên gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên và học sinh  - những người trực tiếp thực hiện, đặc biệt là với bộ môn Ngữ văn.

          II. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện HĐTNST ở bộ môn Ngữ văn, ở trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.

          1. Thuận lợi

          - Đội ngũ giáo viên nhà trường có năng lực chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tâm huyết với nghề,  say mê tìm tòi và thử nghiệm những vấn đề mới trong lĩnh vực chuyên môn, tích cực đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới KTĐG.

          - Đa số học sinh của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm chăm ngoan, học giỏi, sáng tạo trong học tập và tích cực, tự tin trong các hoạt động tập thể.

          - Nhà trường còn luôn nhận được sự quan tâm và tin tưởng, sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần từ đông đảo các bậc phụ huynh học sinh của trường.

          - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao đối với công tác dạy và học, nhất là công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở tất cả các môn học.

          2. Khó khăn:

          - Giáo viên của trường còn đang lúng túng, chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm tổ chức HĐTNST ở bộ môn. Hơn nữa , nội dung chương trình bộ môn Ngữ văn hiện hành còn nặng, không còn thời gian cho tổ chức HĐTNST, dẫn đến tâm lí ngại việc ở nhiều giáo viên.

          - Học sinh trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm ngoài học chính khoá, học thêm theo quy định, nhiều em còn tham gia đội tuyển, quỹ thời gian dành cho hoạt động ngoài giờ học văn hoá rất hạn chế, vì vậy tâm lí ngại tham gia các hoạt động ngoài môn học, hoạt động tập thể còn khá phổ biến ở nhiều học sinh. Ngoài ra, các em học sinh của trường thuộc nhiều địa bàn dân cư khác nhau cũng gây khó khăn cho việc hoạt động nhóm ở nhà.

          - Còn một bộ phận phụ huynh của trường không ủng hộ việc cho con tham gia các hoạt động ngoài môn học, hoạt động tập thể. Con em của họ ở xa trường, đi sớm về muộn, tâm lí lo lắng về tính an toàn ở nhiều phụ huynh là khó tránh khỏi.

          - Cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay chưa đáp ứng được việc tổ chức các hoạt động TNST ở quy mô lớn: các trang thiết bị dạy học đã lạc hậu, xuống cấp, tài liệu về bộ môn TNST còn chưa có. Hơn nữa, rất nhiều HĐTNST cần phải có kinh phí (Ví dụ: triển lãm, trưng bày, diễn đàn, giao lưu, tham quan, thực tế, sân khấu hóa...) cũng là một bài toán khó đặt ra cho nhà trường.

          III. Định hướng thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở bộ môn Ngữ văn.

          1.  Khi xây dựng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên cần thực hiện các bước sau đây:

          Bước 1: Xác định nhu cầu, điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
          - Tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện thực hiện hoạt động, từ đó có các giải pháp khắc phục xử lí...

          - Tìm hiểu kĩ học sinh tham gia, làm cơ sở để thiết kế hoạt động phù hợp đối tượng.

          Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
          - Ngắn gọn, rõ ràng, đảm bảo phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý đầy hứng khởi và tích cực của học sinh 

          - Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch HĐTNST, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động.

          Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

          - Mục tiêu chính: Mục đích, mục tiêu học tập, hoạt động chính của HS là gì?

          - Mục tiêu cụ thể về năng lực, phẩm chất: Những năng lực nào được định

hướng tới trong mỗi hoạt động? Những  thái độ,  giá trị (phẩm chất), kĩ năng nào được hình thành sau hoạt động?

          Bước 4: Xác định nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp, phương tiện của hoạt động

          - Căn cứ vào mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động.

          - Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động.

          - Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong dó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.
          Bước 5: Lập kế hoạch

          - Xác định thời gian, thời điểm, địa điểm của  hoạt động

          - Tìm các nguồn lực (nhân lực - vật lực - tài liệu) cần cho việc hoàn thành các mục tiêu.

          - Xác định về chi phí các mặt cho hoạt động (tính toán sao cho thấp nhất mà đạt hiệu quả)

TT

Nội dung hoạt động

thời gian, thời hạn

Lực lượng tham gia

Người chịu trách nhiệm chính

Phương tiện, chi phí

Địa điểm thực hiện

Yêu cầu cần đạt (sản phẩm)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Bước 6: Thiết kế giáo án tổ chức hoạt động
          Bước 7:
 Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.

          2.  Để tổ chức hoạt động TNST theo đúng mục tiêu đề ra, cần phải có sơ đồ khái quát về  các giai đoạn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

          Đây chính là cơ sở để giáo viên can thiệp và điểu chỉnh các giai đoạn tổ chức cho hoạt động. GV cần căn cứ vào sơ đồ tổ chức như sơ đồ dưới đây:

IMG20180726101816

          3. Định hướng thiết kế giáo án tổ chức HĐTNST ở môn Ngữ văn 9

 

CHỦ ĐỀ : "NGƯỜI LÍNH TRONG MẮT EM"

 

          Họ và tên giáo viên : …………………….

          Lớp thực hiện  : …………… ...................

 

          I. MỤC TIÊU

          1. Mục tiêu chính:

          - Học sinh hiểu được một số nét cơ bản về cuộc sống, tâm tư của người lính trong thời kháng chiến cũng như thời bình.

          - Học sinh  xây dựng được kịch bản và trình diễn được tiểu phẩm về chủ đề người lính .

          - Học sinh hoàn thành các sản phẩm theo chủ đề: bài viết, bài hát, vẽ, bài phỏng vấn, tranh ảnh, hiện vật...

          - Học sinh tổ chức được buổi biểu diễn tiểu phẩm kết hợp với trưng bày sản phẩm liên quan  đến chủ đề.

          2. Mục tiêu cụ thể về phẩm chất và năng lực:

          a/  Bồi dưỡng một số phẩm chất cho HS:

          - Tình yêu đất nước, yêu con người, lòng tự hào về truyền thống của anh bộ đội cụ Hồ

           - Tinh thần vượt khó, lòng dũng cảm, lòng biết ơn                   

          - Ý thức trách nhiệm với tổ quốc

          b/  Giúp học sinh phát triển một số năng lực:

          - Năng lực tự nhận thức và tích cực hoá bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực khám phá và sáng tạo, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin

          - Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động

          - Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sáng tác văn học, hội hoạ, biểu diễn nghệ thuật ...

          3. Mục tiêu rèn luyện các kĩ năng:

          - Các kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị, tìm kiếm sự hỗ trợ

          - Các kĩ năng giao tiếp như  đọc, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm, trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông

          - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, hợp tác, làm việc nhóm

          II. THỜI GIAN THỰC HIỆN

          Chủ đề được thực hiện trong ba tuần, bắt đầu từ sau khi học xong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy.

          - Tuần 1: Nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin, lên ý tưởng, sáng tác kịch bản

          - Tuần 2: Triển khai thực hiện ý tưởng (tập kịch, phỏng vấn, viết bài, vẽ tranh...)

          - Tuần 3:  Học sinh biểu diễn tiểu phẩm, trưng bày sản phẩm (2 tiết)

          III.  HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

           HS làm việc theo nhóm từ 8 đến 12 người

          + Chia lớp thành các nhóm

          + Khi chia nhóm cần chú ý sự đồng đều tương đối giữa các nhóm về năng khiếu, học sinh cùng nhóm ở gần nhà nhau, thuận lợi khi làm việc ở nhà…

          IV. CHUẨN BỊ CHO HOẠT ĐỘNG

          1. Giáo viên:

          a/ Thiết bị, vật tư

          - Loa, micro, máy chiếu, màn chiếu

          - Không gian để tổ chức hoạt động

          - Kinh phí thưởng, thuê trang phục, đạo cụ, in ấn áp phích quảng cáo, phiếu thu thập thông tin, đánh giá sản phẩm, hoạt động...

          b/ Phân công nhiệm vụ cho học sinh (thực hiện vào cuối tiết học văn bản "Ánh trăng" -  Bước 4: Giao bài và hướng dẫn về nhà)

          - GV chia lớp thành 4 nhóm :

          + Nhóm 1. Xây dựng tiểu phẩm về tình đồng chí đồng đội dựa vào bài thơ "Đồng chí"; viết bài, vẽ tranh, làm thơ,  sáng tác bài hát, sưu tầm hiện vật, hình ảnh...  về người lính thời chống Pháp.

          +  Nhóm 2. Xây dựng tiểu phẩm về những người lính lái xe dựa vào bài thơ

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính"; viết bài, vẽ tranh, làm thơ,  sáng tác bài hát,

sưu tầm hiện vật, hình ảnh...  về người lính thời chống Mỹ.

          +  Nhóm 3. Thực hiện clip phỏng vấn về đời sống tâm tư của các bác cựu chiến binh (hoặc mời trực tiếp đến tham gia diễn đàn) ; viết bài, vẽ tranh, làm thơ, sáng tác nhạc... về người lính trở về sau chiến tranh.

          +  Nhóm 4. Thực hiện clip phỏng vấn các chú bộ đội ở doanh trại quân đội  (hoặc mời trực tiếp đến tham gia diễn đàn) ; viết bài, vẽ tranh, làm thơ, sáng tác nhạc... về người lính đang tại ngũ.

          - GV yêu cầu mỗi nhóm lớn chia thành 2 nhóm nhỏ: nhóm tiểu phẩm (thực hiện phỏng vấn)  và nhóm trưng bày sản phẩm

          - GV cử 2 HS dẫn chương trình, 2 HS làm thư kí cho buổi biểu diễn, triển lãm

          - GV hướng dẫn HS chuẩn bị tài liệu, thiết bị

          2. Học sinh:

          a/ Tài liệu, thiết bị:

          -  SGK ngữ văn 9 tập I

          -  Giấy, bút dạ, máy quay hoặc điện thoại...

          -  Máy tính kết nối Internet

          b/ Phân công nhiệm vụ trong nhóm:

          - Cử nhóm trưởng

          - Nhóm trưởng chia mỗi nhóm lớn thành 2 nhóm nhỏ: nhóm tiểu phẩm (thực hiện phỏng vấn)  và nhóm trưng bày sản phẩm.

          V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

          Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin

          - Hình thức: HS làm việc theo nhóm (đã phân công)

          - Phương pháp: phương pháp dự án (HS tự làm ở nhà), phương pháp điều tra, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,...

          - Địa điểm: GV hướng dẫn trên lớp, học sinh thực hiện ở nhà

Hoạt động

của giáo viên

Hoạt động

của học sinh

Kết quả cần đạt (sản phẩm)

Bước 1. GV hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin và phát phiếu thu thập thông tin cá nhân cho HS (thực hiện ở tiết sinh hoạt lớp, hoặc cuối tiết Ngữ văn)

1. Đọc kĩ và nắm chắc nội dung ba bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu), "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật), "Ánh trăng" (Nguyễn Duy)

2. Tìm kiếm trên internet các hình ảnh, các video, bộ phim, bài viết liên quan đến chủ đề của nhóm mình bằng các cụm từ khoá : “Người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp”; “Người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ”; “Người lính trong thời bình"

3. Liên hệ và phỏng vấn các bác cựu chiến binh và các chú bộ đội trong doanh trại quân đội hiện nay

- GV gợi ý phỏng vấn:

+ Với các cựu chiến binh:

(1) Bác đã tham gia cuộc kháng chiến nào và ở chiến trường nào

(2) Kỉ niệm bác nhớ nhất trong chiến tranh là gì?

(3) Trong thời gian đó, bác thấy người lính gặp phải những khó khăn gì?

(4) Bác có nhắn gửi gì với thế hệ chúng cháu hôm nay

+ Với các chú bộ đội đang tại ngũ:

(1) Vì sao anh lại trở thành người lính trong hàng ngũ quân đội ND Việt Nam?

(2) Anh hãy chia sẻ một ngày làm việc và tập luyện của mình.

(4) Để đảm bảo giờ giấc và nội quy trong quân đội, anh gặp phải những khó khăn gì? Anh khắc phục khó khăn đó như thế nào?

Bước 2. GV gợi ý cho HS xử lí thông tin theo 5 nội dung và phát phiếu thu thập thông tin của nhóm

( thực hiện ở tiết sinh hoạt lớp, hoặc cuối tiết Ngữ văn):

(1) Những nét tiêu biểu của người lính qua các thời kì chống Pháp, chống Mỹ, thời bình: hoàn cảnh sống, chiến đấu, tình đồng đội, các phẩm chất khác...

(2) Tâm tư của người lính sau chiến tranh (các cựu chiến binh)

(3) Cuộc sống của người lính trong giai đoạn hiện nay

(4) Những điều học được từ tấm gương người lính

 

Bước 1. HS thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin

- Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm kiếm thông tin trong SGK, trên internet...

- Các thành viên trong nhóm thực hiện tìm kiếm thông tin và ghi lại kết quả vào phiếu thu thập thông tin cá nhân, hoặc …, lập folder để lưu thông tin

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2. Học sinh xử lí thông tin thu thập được (thực hiện theo nhóm ở nhà)

- Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên báo cáo kết quả tìm kiếm, phỏng vấn được phân công (phiếu thu thập thông tin cá nhân)

- Cả nhóm thống nhất lựa chọn thông tin, bổ sung thông tin, sắp xếp theo hệ thống ... vào phiếu thu thập thông tin của nhóm

Phiếu thu thập thông tin cá nhân với các nội dung tìm kiếm đã được phân công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phiếu thu thập thông tin đã được nhóm thống nhất, sắp xếp theo hệ thống

 

 

 

          Hoạt động 2: Xây dựng ý tưởng và sáng tác kịch bản sân khấu

          - Hình thức: HS làm việc theo nhóm (đã phân công)

          - Phương pháp: giải quyết vấn đề, làm việc nhóm

          - Địa điểm:  trên lớp - theo PPCT (tiết 1)

Hoạt động

của giáo viên

Hoạt động

của học sinh

Kết quả cần đạt (sản phẩm)

Bước 1. GV hướng dẫn HS thảo luận sáng tác kịch bản, lên ý tưởng thiết kế sản phẩm và trưng bày sản phẩm

1. GV yêu cầu HS bám sát tiêu chí đánh giá ở cuối chủ đề khi xây dựng kịch bản, thiết kế sản phẩm...

2. Gợi ý xây dựng kịch bản:

+ Yêu cầu về thời gian: 5 phút/tiểu phẩm

+ Dựa vào thông tin tìm kiếm được (theo phân công của nhóm)

+ Câu hỏi gợi ý cho HS:

(1) Nội dung kịch bản? Bố cục?

(2) Gồm mấy nhân vật? Nhân vật chính, phụ?

(3) Gồm mấy cảnh? Nội dung, diễn biến từng cảnh?

(4) Đạo cụ hỗ trợ? Thời gian cụ thể của từng cảnh?

(5) Thông điệp của vở kịch?

2. Gợi ý cho nhóm sản phẩm:

+ Phân công cá nhân thiết kế sản phẩm phù hợp

+ Cá nhân định hình ý tưởng sản phẩm của mình từ các thông tin tìm kiếm được

(vẽ tranh, làm thơ, sưu tầm hình ảnh, hiện vật, clip phỏng vấn....?)

3. Định hướng trưng bày sản phẩm:

+ Chọn không gian? Trang trí ra sao?

+ Sắp xếp thế nào?

+ Lựa chọn hình thức giới thiệu nào? (Bài văn nghị luận? Bài văn thuyết minh? Bài văn biểu cảm"...)

 

Bước 2. GV phản biện, tư vấn gợi ý, bổ sung, sửa chữa, góp ý kịch bản, hình thức buổi trưng bày sản phẩm của HS (tránh trùng lặp kịch bản, hình thức triển lãm, nhưng đảm bảo tôn trọng ý tưởng của học sinh)

Bước 1. HS thảo luận:

Nhóm trưởng điều hành thảo luận theo các nội dung sau:
1. Xây dựng kịch bản:

- Xác định nội dung kịch bản

- Xây dựng ý tưởng bố cục

- Dự kiến số lượng nhân vật, nhân vật chính, nhân vật phụ, tên nhân vật

- Phân cảnh, hoàn thiện sản phẩm

- Dự kiến thời lượng đạo cụ cho từng cảnh

- Thể loại chuyển thể: Kịch nói, kịch hát, chèo...

 

 

 

 

 

 

2. Nhóm trưởng phân công thiết kế sản phẩm cho cá nhân (cá nhân có thể đăng kí với nhóm trưởng thể loại theo sở thích, năng khiếu)

 

 

 

 

3. Xây dựng ý tưởng cho buổi trưng bày sản phẩm

+ Hình thức trình bày, báo cáo sản phẩm

+ Cách thức tuyên truyền sản phẩm của nhóm tại lớp, hoặc hội trường….

 

Bước 2. Các nhóm thống nhất kịch bản, ý tưởng trưng bày sản phẩm

 

 

 

 

1. Kịch bản

( được phân công theo nhóm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bảng phân công người thiết kế từng sản phẩm, thời gian hoàn thành

 

 

 

 

3. Hình thức trưng bày, báo cáo sản phẩm của nhóm mình

 

 

          Hoạt động 3: Chuẩn bị biểu diễn tiểu phẩm, hoàn thiện các sản phẩm và phương án báo cáo sản phẩm

          - Hình thức: HS làm việc theo nhóm (đã phân công)

          - Phương pháp: giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, phương pháp điều tra, phương pháp đóng vai ...

          - Địa điểm: HS thực hiện ở nhà

Hoạt động

của giáo viên

Hoạt động

của học sinh

Kết quả cần đạt (sản phẩm)

GV hỗ trợ HS:

+ Lên kế hoạch tập luyện

+ Tìm địa điểm biểu diễn, chốt thời gian

+ Trang trí lớp (sân khấu)

+ Gợi ý dẫn CT

+ Lên DS khách mời, gửi thư mời

+ Cùng HS mời bác CCB hoặc chú bộ đội đến tham dự chia sẻ.

+ Nhờ phụ huynh, hoặc các lực lượng khác hỗ trợ

+ Tham gia các buổi tập, quan sát HS tập, tổng duyệt từng nhóm

 

HS làm việc theo nhóm:

- Nhóm tiểu phẩm:

+ Thống nhất lại kịch bản, chọn đạo diễn, diễn viên, chuẩn bị âm thanh đạo cụ, trang phục...,

+ Thống nhất kế hoạch tập luyện và tập luyện

+ Sau mỗi buổi tập cần họp nhóm rút kinh nghiệm.

- Nhóm trưng bày sản phẩm:

+ Thống nhất lại hình thức, phương án trưng bày sản phẩm

+ Cử người viết bài thuyết minh, giới thiệu, chú thích cho sản phẩm của nhóm.

+ Hoàn thiện các sản phẩm (sưu tầm hình ảnh, hiện vật, vẽ tranh, sáng tác thơ, âm nhạc, bài phóng sự, bài viết...)

 

- Tập nhuần nhuyễn tiểu phẩm đã xây dựng của nhóm

 

 

 

 

 

 

- Hoàn thiện các điều kiện cho trưng bày, báo cáo sản phẩm: bài thuyết trình, sáng tác thơ, văn, nhạc, hoạ, bài phóng sự, bài phỏng vấn,

hình ảnh, hiện vật.....

          Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm

          - Hình thức: theo đơn vị lớp

          - Hình thức trải nghiệm:

          + Hoạt động giao lưu

          + Sân khấu tương tác

          + Tổ chức cuộc thi, bình chọn sản phẩm

          - Thời gian, địa điểm: Thực hiện trong 2 tiết (theo PP CT- tiết 2,3), tại lớp học (hoặc hội trường)

Hoạt động

của giáo viên

Hoạt động

của học sinh

Kết quả cần đạt (sản phẩm)

GV ngồi dự, quan sát, ghi chép thu thập tư liệu hoàn thiện hồ sơ đánh giá

Bước 1. HS (người dẫn CT):

+ Tuyên bố lý do:

+ Giới thiệu đại biểu (nếu có), thư kí

+ Giới thiệu chương trình hoạt động.

Bước 2. Có thể khởi động bằng một số tiết mục văn nghệ, hoặc trò chơi vẽ trên nền nhạc (bài hát, bài vẽ... của các nhóm), hoặc xen kẽ văn nghệ giữa các bước

Bước 3. Biểu diễn tiểu phẩm (nhóm 1,2)

+ Từng nhóm biễu diễn

+ Diễn viên tương tác với khán giả, kêu gọi bình chọn

Bước 4. Mời các bác Cựu chiến binh trực tiếp lên sân khấu trao đổi, chia sẻ về cuộc đời người lính, giao lưu với khán giả (nhóm 3)

Bước 5. Báo cáo về hoạt động đến thăm doanh trại QĐND phỏng vấn các chú bộ đội tại doanh trại - chiếu clip ( nhóm 4)

Bước 6. Các nhóm cử đại diện thuyết trình về sản phẩm trưng bày của nhóm mình

Bước 7. Thư kí phát phiếu bình chọn sản phẩm

 

- HS tổ chức được buổi biểu diễn tiểu phẩm kết hợp với trưng bày sản phẩm liên qua đến chủ đề

 

          Hoạt động 5:  Đánh giá sản phẩm và hoạt động

          - Hình thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp

          - Phương pháp: làm việc nhóm, thuyết trình...

          - Thời gian, địa điểm: Sau khi biểu diễn, triển lãm xong, tại lớp học (hội trường)

Hoạt động

của giáo viên

Hoạt động

của học sinh

Kết quả cần đạt (sản phẩm)

Bước 1. GV tổ chức cho các nhóm đánh giá tiểu phẩm và bài sưu tầm, sáng tác

- Tiêu chí đánh giá:

1. Tiểu phẩm:

+ Xây dựng kịch bản theo đúng chủ đề

+ Diễn xuất tốt

+ Đạo cụ, âm thanh phù hợp

+ Đúng yêu cầu về thời gian (5 phút/ tiểu phẩm)

2. Những sáng tác

+ Nội dung phù hợp

+ Hình thức đẹp

+ Sáng tạo về ý tưởng trình bày

+ Bài thuyết minh sinh động, làm nổi bật đặc điểm người lính

3. Về hoạt động:

+ Hoàn thành đúng tiến độ

+ Làm việc chuyên nghiệp

+ Tích cực chủ động, đoàn kết, sẵn sàng hợp tác.

- Hướng dẫn các bước đánh giá:

Bước 1: Cá nhân tự đánh giá

Bước 2. Các nhóm đánh giá lẫn nhau

- GV yêu cầu thư kí phát phiếu đánh cho HS, nhóm

Bước 2. GV yêu cầu thư kí tổng hợp kết quả bình chọn của khán giả và trao giải cho các nhóm, cá nhân được bình chọn cao nhất

Bước 3. Giáo viên cùng học sinh trao đổi chia sẻ

- Em gặp khó khăn gì khi thực hiện chủ đề này? Em vượt qua bằng cách nào?

- Kỉ niệm em nhớ nhất khi thực hiện chủ đề này?

- Em rút ra được bài học gì khi thực hiện chủ đề

 

 

 

Bước 4. GV tổng kết, đánh giá chung về sản phẩm và hoạt động của học sinh

- Dựa vào tiêu chí đánh giá ở cuối chủ đề xác định việc tổ chức thực hiện sản phẩm và học tập đạt hay không đạt.

- Ghi nhận mức độ đóng góp của từng cá nhận thực hiện trong nhóm theo kết quả tự đánh giá HS và kết quả đánh giá bình đẳng giữa các em.

- Có thể dựa vào các sản phẩm và các hình thức sau để đánh giá HS:
+ Qua bài viết, sáng tác thơ, nhạc, clip, kịch bản...

+ Qua trình bày báo cáo

+ Qua các câu hỏi GV hoặc nhóm, bạn bè đặt ra...

+ Qua hoạt động biểu diễn

+ Qua hồ sơ, phiếu học tập...

Bước 1. Cá nhân tự đánh giá bản thân, đánh giá các thành viên trong nhóm, đánh giá hoạt động của nhóm mình

 

 

 

Bước 2. Các nhóm tự đánh giá tiểu phẩm và các sản phẩm của nhau theo tiêu chí đánh giá ở cuối chủ đề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 3. Thư kí tổng hợp kết quả bình chọn của khán giả

Bước 4. Các nhóm và cá nhân được bình chọn lên chia sẻ cảm xúc của bản thân, của nhóm mình về quá trình thực hiện hoạt động

- Các cá nhân hoặc nhóm có thể đặt câu hỏi tương tác

 

 

 

 

 

 

- Kết quả đánh giá của cá nhân (phiếu đánh giá cá nhân)

 

 

 

 

 

 

 

- Kết quả đánh giá của các nhóm (phiếu đánh giá của nhóm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phiếu bình chọn của khán giả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hồ sơ đánh giá của giáo viên về hoạt động

 

          VI. KIẾN NGHỊ

          Để thực hiện tốt được các HĐTNST:

          1. Đối với giáo viên:

          - Cần tích cực tìm tòi, nghiên cứu việc dạy học Trải nghiệm sáng tạo để tích lũy cho mình hành trang tri thức cũng như kinh nghiệm tổ chức hoạt động TNST ở bộ môn của mình.

          -  Mỗi đồng chí giáo viên cần chủ động, tự giác đăng kí thực hiện các chủ đề TNST ở bộ môn mình đảm nhiệm, tích cực tham gia các đợt SHCM  các cấp với nội dung này. Chúng ta cần phải vượt qua tâm lý ngại khó, ngại khổ khi thay đổi hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá để chuẩn bị tốt cho việc đón nhận chương trình giáo dục phổ thông mới.

          2. Đối với BGH nhà trường:

          - Cần tích cực đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, quan tâm mua sắm các trang thiết bị dạy học, các tài liệu quan đến bộ môn TNST để phục vụ tốt cho việc tổ chức HĐTNST cho học sinh.

          - Có kế hoạch về thời gian và kinh phí cho các hoạt giáo dục TNST hàng tuần và hàng tháng.

- Tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên môn ở tổ nhóm với nội dung Tổ chức hoạt động TNST để giáo viên và học sinh có thêm hiểu biết và kinh nghiệm về bộ môn mới mẻ này.

- Có những tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng động viên cả về tinh thần lẫn vật chất với giáo viên và tập thể học sinh thực hiện tích cực hiệu quả các chủ đề dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo.

          3. Đối với cấp trên

PGD, SGD cần tổ chức các buổi hội thảo, SHCĐ, tổ chức thi GVG các cấp với nội dung Tổ chức hoạt động TNST ở tất cả các môn học để việc dạy học theo chủ đề, dạy học trải nghiệm sáng tạo thực sự mang tính đột phá, sôi nổi hiệu quả và thiết thực hơn.

          VII. PHẦN PHỤ LỤC

          1. Mẫu phiếu thu thập thông tin

 

 

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

 

Người thực hiện : ........................................... Ngày thực hiện: ..................................

Nội dung:........................................................................................... ............................

 

Từ khoá

Nội dung liên quan đến từ khoá

Người lính trong kháng chiến chống Pháp

 

Khó khăn của cuộc đời người lính

 

Tình đồng chí đồng đội

 

Những phẩm chất đáng quý của người lính

 

         

          2. Mẫu phiếu đánh giá:

 

 

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN (Mẫu 1)

(Học sinh dùng phiếu này để tự đánh giá)

 

Chủ đề:............................................................................................................................

Thời gian thực hiện:........................................................................................................

Họ tên............................................................. Nhóm:......................................................

Nhiệm vụ được giao( trong nhóm)................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Đánh dấu X vào cột mức độ phù hợp với sự đóng góp của bản thân em cho nhóm.

Mức độ

4

3

2

1

0

Mô tả sự

đóng góp theo

mức độ

Có những đóng góp quan trọng cho nhóm

Có những đóng góp có ý nghĩa cho nhóm

Có những đóng góp nhỏ cho nhóm

Không có đóng góp cho nhóm

Gây cản trở hoạt động cho nhóm

Tự đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Trước khi tự đánh giá cá nhân, học sinh cần nghiên cứu Bảng mô tả các mức độ đóng góp của cá nhân trong nhóm.

 

http://www.nxbgd.vn/UserFiles/Images/News/023(2).jpg?w=1130

 

 

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM (Mẫu 2)

(Các thành viên trong nhóm dùng phiếu này đánh giá lẫn nhau)

 

Chủ đề:............................................................................................................................

Thời gian thực hiện:........................................................................................................

Nhóm: ..............................................................................................................................

Nhóm ghi tên từng cá nhân rồi dánh giá mỗi thành viên bằng cách đánh dấu vào cột phù hợp.

 

Mức độ

 

 

Tên thành viên

4

3

2

1

0

Có những đóng góp quan trọng cho nhóm

Có những đóng góp có ý nghĩa cho nhóm

Có những đóng góp nhỏ cho nhóm

Không có đóng góp cho nhóm

Gây cản trở hoạt động cho nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU CÁC THÀNH VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ

HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM (Mẫu 3)

(Cả nhóm thống nhất đánh giá trên phiếu)

Chủ đề:.............................................................................................................................

Thời gian thực hiện:........................................................................................................

Nhóm:............................................................................................................................... Khoanh tròn vào các mức độ (mỗi nội dung chỉ khoanh/xác định một mức độ cho nhóm mình)

Nội dung

Tinh thần

làm việc nhóm

Hiệu quả

làm việc nhóm

Trao đổi, thảo luận trong nhóm

Mức độ

A

B

C

D

A

B

C

D

A

B

C

D

 

Ghi chú: Trước khi quyết định mỗi lĩnh vực đánh giá nhóm mình thuộc mức độ nào, các em cần đối chiếu thực tế hoạt động với bảng mô tả các mứa độ thuộc trang 6, sách Hoạt động TNST trong các môn hoc 6,7,8,9.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Địa chỉ: Số 4/28 Khu phố Đông Thái, thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 0985621836