UBND HUYỆN VĨNH BẢO
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP HUYỆN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Năm học 2022- 2023
Tên dự án dự thi:
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÍ ĐÁM ĐÔNG
TỪ MẠNG XÃ HỘI ĐẾN HỌC SINH THCS
VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Lĩnh vực: Khoa học xã hội hành vi
Mã: V27 Vị trí: 74
Tác giả 1 ( Trưởng nhóm ):
Họ và tên: Vũ Bảo Ngọc Lớp: 9D
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khhiêm, Huyện: Vĩnh Bảo
Tác giả 2:
Họ và tên: Bùi Phương Anh Lớp: 9B
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Huyện: Vĩnh Bảo
Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên: Trần Thị Lệ Thủy Số ĐT: 0989094627
Trường: THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Huyện: Vĩnh Bảo
Vĩnh Bảo, ngày 5 tháng 10 năm 2022
|
MỤC LỤC
stt
|
Nội dung
|
Trang
|
1
|
Phần I. Mở đầu
|
1
|
2
|
1. Lí do chọn dự án
|
1
|
3
|
2. Mục tiêu nghiên cứu
|
1
|
4
|
3. Phương pháp nghiên cứu
|
1
|
5
|
4. Ý nghĩa khoa học về ý nghĩa thực tiễn của dự án
|
1
|
6
|
Phần II. Quá trình nghiên cứu và kết quả đạt được
|
2
|
7
|
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
|
2
|
8
|
2. Quá trình và kết quả nghiên cứu
|
2
|
9
|
2.1. Tìm hiểu về đám đông và tâm lí đám đông trên MXH
|
2
|
10
|
2.2. Những ảnh hưởng của tâm lí đám đông với học sinh THCS
|
3
|
11
|
2.3. Những hậu quả của tâm lí đám đông MXH với học sinh THCS
|
6
|
12
|
2.4 Những nguyễn nhân dẫn tới hiện tượng tâm lí đám đông trên MXH tới học sinh THCS
|
7
|
13
|
2.5 Học sinh THCSvà nhu cầu tham gia mạng xã hội – hiệu ứng đám đông tâm lí
|
7
|
14
|
2.6 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng của tâm lí đám đôngtrên MXH tới học sinh THCS
|
8
|
15
|
Phần III. Kết luận và kiến nghị
|
14
|
Phần 1. Mở đầu
1. Lý do chọn dự án
- Xã hội ngày càng phát triển, học sinh có điều kiện tiếp xúc với mọi mặt của đời sống, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay nên nhu cầu tham gia mạng xã hội và trở thành thành viên của hội nhóm trên các trạng mạng ngày càng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông ngày càng lớn và có nguy cơ lan rộng.
- Trong quá trình nghiên cứu, từ thực tế, chúng em nhận thấy ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông trên mạng xã hội là đề tài minh chứng, lí giải nhiều biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày. Với dự án này, chúng em muốn mang đến một cái nhìn gần gũi, cách lí giải cho các bạn học sinh THCS về nhiều hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tâm lí đám đông, gắn với lứa tuổi, nhận thức và sự phát triển. Từ đó hình thành nên suy nghĩ, tư duy độc lập của bản thân, làm chủ chính mình. Có nhận thức đúng đắn về những sự việc xảy ra trong cuộc sống để không rơi vào hiệu ứng đám đông trên mạng xã hội, “hiệu ứng bầy đàn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu những tác động của tâm lí đám đông, đặc biệt là những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông trên mạng xã hội với học sinh THCS, đây là độ tuổi có nhiều chuyển biến phức tạp trong phát triển tâm sinh lí.
- Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông trên mạng xã hội và trong cuộc sống với học sinh THCS. Giúp các bạn hình thành tư duy độc lập, tích cực chủ động, tự tin và chủ động trước ảnh hưởng của tâm lí đám đông trong học tập, cuộc sống hàng ngày và trên mạng xã hội.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Đặc biệt chú ý đến việc hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
- Bổ sung cho các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường những hiểu biết về tâm lí đám đông, lí giải hiện tượng tâm lí ở học sinh. Hệ thống các giải pháp đưa ra là sự hỗ trợ hiệu quả, tin cậy để nhà trường và các bậc phụ huynh định hướng phát triển tâm lí đúng đắn cho con em mình.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tư duy, phương pháp điều tra, tìm kiếm thu thập dữ liệu; phương pháp vấn đáp, đàm thoại; phương pháp thuyết phục; phương pháp hoạt động tập thể mang tính xã hội; phương pháp giao nhiệm vụ; phương pháp thống kê; so sánh, đối chiếu.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của dự án
- Giải pháp đưa ra là tài liệu tham khảo, là cuốn cẩm nang bổ ích và lí thú đem đến cho học sinh THCS một nhận thức rõ, một cái nhìn toàn diện hơn về cả hai mặt lợi và hại của tâm lí đám đông nói chung trong cuộc sống và tâm lí đám đông trên mạng xã hội. Từ đó trang bị các bạn những kiến thức, tạo cho mình lối tư duy độc lập, có bản lĩnh vững vàng trước ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông.
- Đồng thời đề tài bổ sung cho các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường những hiểu biết về tâm lí đám đông, lí giải hiện tượng tâm lí ở học sinh. Hệ thống các giải pháp đưa ra sẽ trở thành sự hỗ trợ hiệu quả, tin cậy để nhà trường và các bậc phụ huynh định hướng phát triển tâm lí đúng đắn cho con em mình.
Phần II. Quá trình nghiên cứu và kết quả đạt được
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- Khác với các nghiên cứu trước đây, dự án của chúng em tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể đó là học sinh THCS. Đối tượng này có nhiều chuyển biến tâm lí phức tạp. Trong thời đại công nghệ số thì ảnh hưởng tâm lí đám đông từ các trang mạng xã hội đến lứa tuổi là rất đáng kể.
- Đặc biệt là nghiên cứu về những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến tâm lí đám đông. Đưa ra được những giải pháp, hướng khắc phục có tính khả thi và thực tiễn, gần gũi giúp hạn chế mặt tiêu cực của tâm lí đám đông.
- Đề tài nghiên cứu và trình bày dưới góc độ của học sinh THCS sẽ tạo nên sự gần gũi, mới mẻ, vừa mang cái nhìn đầy khách quan trên cương vị nhóm nghiên cứu vừa mang tính chủ quan của người trong cuộc.
2. Quá trình nghiên cứu và kết quả thu được.
2.1. Tìm hiểu về đám đông và tâm lí đám đông trên mạng xã hội.
- Mục tiêu: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về đám đông, đặc điểm, đặc tính của đám đông tâm lí.
- Phương pháp thực hiện: Phương pháp điều tra, tìm kiếm thu thập dữ liệu, vấn đáp, đàm thoại; phương pháp thuyết phục; phương pháp giao nhiệm vụ.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 1/9/2022 đến ngày 1/10/2022
- Giáo viên cố vấn: Cô Trần Thị Lệ Thủy- Giáo viên
- Tiến hành thực hiện:
+ Sau tiết 2 thứ 7 ngày 10/9, các nhóm thực hiện tập trung tại phòng
Thư viện, bạn Bùi Phương Anh lớp 9B - nhóm trưởng điều hành. Các thành viên trong nhóm về nhà nghiên cứu tài liệu: Cuốn sách“Tâm lí đám đông” của Gustave Le Bon; Cuốn sách “ Tâm lí bầy đàn” Tác giả Mark Earls.
+ Chiều thứ 2 ngày 12/9 các bạn lên phòng tin học của nhà trường với sự hỗ trợ của cô Phạm Thị Hòa - phụ trách phòng tin học để tìm kiếm thông tin qua mạng Internet.
+ Sau tiết 2 sáng thứ 7 ngày 17/9/2022 tập trung tại phòng Thư viện báo cáo, trao đổi, thảo luận kết quả mình đã tìm hiểu và nghiên cứu.
* Kết quả thực hiện:
- Đám đông có thể hiểu là sự kết hợp, tập trung của một số lượng tương đối lớn các cá nhân bất kì, không phụ thuộc độ tuổi, giới tính, văn hóa, trình độ nhận thức, xã hội.
-Tâm lí đám đông là một hiện tượng mà trong đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị tác động rất lớn bởi những người bên ngoài, sự tác động đó lớn tới mức cá nhân có thể “đánh mất chính mình”, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà lúc ở một mình họ không thể nào có được.
- Tâm lý đám đông trên mạng xã hội hiểu đơn nhất chính là những suy nghĩ, cảm xúc của một người bị tác động rất lớn bởi một nhóm người trên mạng và cùng nhau thể hiện điều đó. Tâm lý này có thể là đồng cảm, đồng thuận hoặc ngược lại, phản bác. Cả hai bên sẽ chia sẻ với nhau và có thể xuất hiện những xung đột do các quan điểm trái ngược. Và tất cả đều được thể hiện thông qua các trang mạng xã hội.
- Thực tế thuật ngữ tâm lý đám đông trên mạng xã hội có thể hiểu chính là hiệu ứng đám đông, được bắt nguồn từ chính sự tò mò, hiếu kỳ của mỗi chúng ta. Với lứa tuổi học sinh THCS việc sử dụng mạng xã hội không được kiểm duyệt, các em lại chưa có kĩ năng nhìn nhận, phân tích, đánh giá sự việc tốt - xấu thì dễ bị sa vào ảnh hưởng của những đám đông tiêu cực trên mạng xã hội, thậm chí vì một vài comment trái chiều nào đó trên mạng xã hội có thể gây mẫu thuẫn rồi sẵn sàng hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn bằng những biện pháp tiêu cực.
- Thử nhìn nhận một chút thì tâm lý đám đông hầu như là điều có thể dễ nhận thấy trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ trên thế giới ảo. Mạng xã hội là nơi để chúng ta chia sẻ, là nơi để kết nối hoặc ẩn mình, tuy nhiên cảm giác sợ hãi, lo lắng mỗi khi bị ai đó tiêu cực, khi đi ngược chiều vẫn còn tồn tại. Để giải quyết những lo lắng này, việc đi theo xu thế đám đông luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
2. 2. Những ảnh hưởng của tâm lí đám đông với học sinh THCS
- Mục tiêu: Nghiên cứu từ thực tế, qua điều tra việc sử dụng mạng xã hội của học sinh và các hoạt động tập thể chỉ ra những ảnh hưởng của tâm lí đám đông, bao gồm những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Chú trọng tới những ảnh hưởng tiêu cực và những hệ quả của tâm lí đám đông.
- Phương pháp thực hiện: Phương pháp điều tra, tìm kiếm thu thập dữ liệu, vấn đáp, đàm thoại; phương pháp thuyết phục; phương pháp giao nhiệm vụ;
phương pháp hoạt động tập thể mang tính xã hội.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 17/9/2022 đến ngày 24/9/2022
- Giáo viên cố vấn: Cô Trần Thị Lệ Thủy
- Tiến hành thực hiện:
+ Sáng ngày 17/9/2022 tập trung tại phòng Thư viện, bạn Vũ Bảo Ngọc điều hành.
+ Bạn Bùi Phương Anh phân tích, tìm hiểu những ảnh hưởng tích cực của tâm lí đám đông và những hệ quả mà nó đem lại.
+ Bạn Vũ Bảo Ngọc phân tích, tìm hiểu những ảnh hưởng tiêu cực của đám đông tâm lí và những hệ quả của nó
Khi thực hiện nhiệm vụ chúng em sẽ tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các cá nhân chủ động liên hệ với cô Trần Thị Lệ Thủy – hướng dẫn nghiên cứu báo cáo để được hỗ trợ về phương pháp. Đặc biệt là phải quan sát thực tế từ những hoạt động diễn ra hàng ngày ở trường, ở nhà của chính học sinh. Tập trung vào các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tập thể của nhà trường và khảo sát việc sử dụng mạng xã hội của các bạn trong trường.
+ Chiều thứ 7 ngày 24/9/2022 tập trung tại phòng Thư viện báo cáo, thảo luận, trao đổi kết quả mình đã tìm hiểu và nghiên cứu.
* Kết quả thực hiện:
2.2.1. Những ảnh hưởng tích cực của tâm lí đám đông qua mạng xã hội:
Thực sự hiệu ứng tâm lý đám đông trên mạng xã hội nếu ứng dụng đúng cách có thể đem đến vô vàn những điều tích cực cho những người làm các công việc kinh doanh, những người muốn trở thành KOL ( người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội).
- Thực sự mạng xã hội phát triển đã đem đến vô vàn lợi ích cho người sử dụng. Rất nhiều việc làm ý nghĩa mang giá trị nhân văn cao đều được thành công chính nhờ hiệu ứng tâm lý đám đông trên mạng xã hội.
Tâm lý đám đông trên mạng xã hội nếu biết dùng đúng cách, ứng dụng vào các việc làm nhân văn, các chiến dịch quảng cáo văn minh thực sự có thể mang đến rất nhiều giá trị tích cực. Rất nhiều người cứu một mạng sống, rất nhiều công ty thoát khỏi tình trạng phá sản, rất nhiều người thay đổi cuộc sống hoàn toàn chính nhờ làn sóng tích cực từ mạng xã hội.
2.2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông trong học tập, trong cuộc sống
Tâm lí đám đông đang có những ảnh hưởng tiêu cực hiện hữu trong đời sống học sinh mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra.
- Bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội: Gần đây nhũng vụ bạo lực học đường ngày càng xảy ra thường xuyên. Nạn nhân thường bị cô lập, bắt nạt, đánh đập bởi một đám đông. Tuy nhiên lại không hề nhận được bất cứ sự trợ giúp, can ngăn từ bè bạn, mọi người xung quanh. Ngược lại, những bạn học sinh khác tụ tập xung quanh, chỉ trỏ, bàn tán thậm chí hò reo thích thú, quay phim chụp ảnh hình thành nên một đám đông vô cảm.
- Hiện tượng a dua, bắt chước, chạy theo đám đông một cách vô ý thức từ sinh hoạt, học tập, cả vui chơi giải trí…để tạo thành “trào lưu”.
- Tâm lí sợ đám đông:
+ Sợ bị xa lạ: luôn tìm chọn những nơi có bạn bè, người quen; sợ bị xa lạ, lạc lõng giữa đám đông khác.
+ Sợ bị phê bình, chỉ trích: Luôn e ngại bị chỉ trích về ngoại hình, quần áo, kiểu tóc, hay thái độ học tập, ứng xử với người khác…
+ Sợ bị chống đối: khi đưa ra ý kiến của cá nhân, khi khác với số đông sợ bị bạn bè, mọi người xung quanh quay lưng.
+ Sợ không được công nhận: sợ bị mọi người “bơ”, phủ nhận, không được lắng nghe…
Có thể dễ dàng nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông ngày càng phát sinh, lan rộng và phổ biến trong đời sống xung quanh.
2.2.3. Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông trên mạng xã hội
Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, đám đông không chỉ là sự tập hợp nhiều người. Ảnh hưởng tiêu cực của “đám đông” trên mạng xã hội cũng cực kì nghiêm trọng bởi sự xuất hiện của mạng xã hội đem lại nhiều lợi ích, cũng gây ra nhiều những bất cập. Dưới sức ảnh hưởng của mạng xã hội, tâm lí đám đông đã gây ra nhiều hiện tượng khác nhau. Mà tầng lớp học sinh THCS có số lượng không ít sử dụng lớn các mạng xã hội đặc biệt là facebook.
- Hiện tượng tẩy chay, chỉ trích, “ném đá”: Học sinh do tâm lí bồng bột, thiếu chín chắn trong hành động dẫn đến việc đám đông tẩy chay, hùa theo một sự việc để ném đá, lên án, chia sẻ thông tin một cách vô ý thức xảy ra rất nhiều trong thời gian gần đây. Đặc biệt là trên mạng xã hội (mạng facebook). Nhiều bạn sẵn sàng dùng những lời lẽ tiêu cực nhằm ném đá chỉ trích
Không những thế, hiện tượng nhiều like, nhiều share, nhiều comment trên mạng xã hội cũng tác động và đồng thời chịu ảnh hưởng của tâm lí đám đông. Một sự việc được đăng lên mạng xã hội các bạn comment và share một cách cách chóng mặt bất kể việc họ hiểu biết về câu chuyện như thế nào? Ai đúng ai sai, câu chuyện có bị bóp méo xuyên tạc? Liệu việc like và share như thế có ảnh hưởng đến người khác?
Lứa tuổi học sinh THCS còn nhiều non nớt, khi tiếp cận với những sự việc, câu chuyện được đem ra bàn tán trên mạng xã hội, thường sẽ dựa chủ yếu vào ý kiến của đám đông bình luận nên khi đám đông chê bai, ta cũng sẽ nảy sinh tâm lí chê bai, sẵn sàng bình luận, chia sẻ lại bài viết cùng những lời nói gây tổn thương, thậm chí là nhục mạ người khác hùa theo đám đông xung quanh và trong xã hội. Các bạn dường như đã mất đi phương hướng, mất đi cách để suy xét mọi việc thấu đáo, mà chỉ dựa vào ý kiến của đám đông.
2.3. Những hậu quả của tâm lí đám đông
Tâm lý đám đông để lại những tác hại nghiêm trọng nhất là với học sinh lớp 9, với người chạy theo tâm lí đám đông. Bởi các bạn bồng bột, dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo, hùa theo. Khi chưa đủ bản lĩnh, sự tự tin, tư duy độc lập các bạn sẽ không biết cách tránh xa những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông, nhất là tâm lí đám đông tren mạng xã hội.
- Tự hủy hoại bản thân bởi có thể bạn đang là kẻ đồng phạm, kẻ tiếp tay cho các hành vi sai trái của đám đông tâm lí mà không hề hay biết.
- Hình thành thói quen xấu chỉ biết làm theo người khác, biến con người thành những người thiếu bản lĩnh, dễ bị lôi kéo, kích động, mất đi cá tính riêng, thiếu tính tiên phong dễ đánh mất đi những cơ hội.
- Người có tâm lí đám đông, không có chủ kiến dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, sa ngã, bị lợi dụng, lừa gạt tham gia những hoạt động phi đạo đức, trái với chuẩn mực xã hội.
- Tham gia vào đám đông a dua làm theo dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí tạo ra sự thờ ơ, vô trách nhiệm …không dám chịu trách nhiệm về việc làm của chính mình.
- Nhiều bạn chạy theo đám đông thích a dua, nhiều người cùng tham gia một sự việc nhưng hoàn toàn không có chính kiến, không hiểu bản chất của sự việc.
- Với nạn nhân của tâm lí đám đông
+ Những người chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ đám đông, bản thân và cuộc sống của họ sẽ bị làm phiền, quấy nhiễu.
+ Bên cạnh đó, việc ca ngợi quá đà, dùng những lời lẽ có cánh cho một cá nhân, tập thể nào đó khi chưa thực hiểu rõ bản chất vấn đề thì đó chỉ là những đánh giá phiến diện, thiếu toàn diện và người được tung hô có thể nảy sinh thói tự mãn, tự phụ về năng lực bản thân, dễ dẫn đến sa đọa, dậm chân tại chỗ.
2.4. Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tâm lí đám đông
- Mục tiêu: Chỉ ra được các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tâm lí đám đông
- Phương pháp thực hiện: Phương pháp điều tra, tìm kiếm thu thập dữ liệu, Vấn đáp, đàm thoại; Phương pháp thuyết phục; Giao nhiệm vụ.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 26/9/2022 đến ngày 30/9/2022
- Giáo viên cố vấn: Cô Trần Thị Lệ Thủy - Giáo viên tổ Khoa học xã hội
- Tiến hành thực hiện:
+ Ngày 26/9/2022, thực hiện tập trung tại phòng Thư viện, cùng thảo luận dựa trên kết quả đã nghiên cứu được để chỉ ra nguyên nhân.
+ Chiều thứ 2 ngày 26/7 lên phòng tin học với sự hỗ trợ của cô Phạm Thị Hòa phụ trách CNTT để tìm kiếm thông tin qua mạng Internet.
+ Sáng ngày 30/9/2022, tập trung tại phòng Thư viện báo cáo, trao đổi, thảo luận kết quả mình đã tìm hiểu và nghiên cứu.
* Kết quả thực hiện:
2.5. Học sinh THCS và nhu cầu tham gia mạng xã hội và hiệu ứng đám đông tâm lí.
Những nguyên nhân khiến chúng ta thường dễ đi theo hiệu ứng tâm lý đám đông trên mạng xã hội như sau:
- Nhu cầu hòa nhập cộng đồng: Một trong những yếu tố dễ hình thành tâm lý đám đông trên mạng xã hội chính là do chúng ta thường không muốn trở nên khác biệt trong mắt mọi người, dù là ngoài đời hay thế giới ảo.
- Thiếu chính kiến, ích kỷ: Những người thiếu quyết đoán, không có lập trường cũng thường có xu hướng a dua, hùa theo ý kiến đám đông, thậm chí là lật như “lật bánh tráng”.
- Sức mạnh đám đông: thực đúng là như vậy. Một người đưa ra ý kiến thì chưa chắc được quan tâm, được chấp nhận, được chú ý tới nhưng khi có nhiều người đồng lòng cùng lúc thì chắc chắn được chú ý rất nhiều..
- Mạng xã hội là “ảo”: Tâm lý giả theo đám đông thường được nhìn nhận rõ nét trên mạng xã hội nhiều hơn bởi mạng xã hội là ảo. Bản thân những người này thường có tính cách nhút nhát, rụt rè, ngại đông người, không dám thể hiện ý kiến của bản thân trong đời sống. Dù ở trên Facebook, Instagram chưa chắc họ đã đưa ra những ý kiến trái chiều nhưng chí ít họ dám đưa ra bình luận với các ý kiến mà mình đồng tình nhưng chẳng hề sợ ai biết.
- Người tham gia đám đông tâm lí, chính là những người thúc đẩy một trào lưu (trend).
- Học sinh tham gia mạng xã hội mang suy nghĩ sẽ không ai nhận ra mình khi hòa vào đám đông
2.6. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng của tâm lí đám đông từ mạng xã hội.
- Mục tiêu: Đưa ra các giải pháp khả thi, thực tiễn thông qua các hoạt động tập thể nhằm khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông đến học
sinh.
- Phương pháp thực hiện: Vấn đáp, đàm thoại; Phương pháp thuyết phục; Phương pháp giao nhiệm vụ.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 25/9/2022 đến ngày 3/10/2022
- Giáo viên cố vấn: Cô Trần Thị Lệ Thủy, tham gia ở một số hoạt động: cô Thúy Nga TPT Đội, thầy Phạm Biển Bí thư chi đoàn và giáo viên chủ nhiệm khối 8,9 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.6.1. Giải pháp 1: Tuyên truyền cho các bạn học sinh những hiểu biết về đám đông, tâm lí đám đông khi tham gia mạng xã hội và những ảnh hưởng tiêu cực cũng như hệ quả của tâm lí đám đông qua mạng.
- Mục tiêu: Cung cấp cho các bạn học sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm những hiểu biết về sử dụng mạng xã hội với những hội nhóm có đám đông, tâm lí đám đông và những ảnh hưởng tiêu cực cũng như hệ quả của tâm lí đám đông trên mạng.
- Phương pháp thực hiện: Vấn đáp, đàm thoại; phương pháp thuyết phục; phương pháp giao nhiệm vụ.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 25/9/2022 đến ngày 3/10/2022
- Giáo viên cố vấn: Cô Trần Thị Lệ Thủy, Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm khối 8,9.
- Tiến hành thực hiện:
+ Ngày 25/9/2022 phô tô toàn bộ kết quả nghiên cứu, 9 bản cho 9 lớp của Trường THCS Nguyễn Bỉnh khiêm.
+ Sáng ngày 26/9/2022 kết hợp với giáo viên chủ nhiệm phát tài liệu cho các lớp. Bạn Bùi Phương Anh phụ trách phát tài liệu cho khối 8; bạn Vũ Bảo Ngọc phụ trách phát khối 9.
+ Ngày 27/9/2022 các lớp tự phô tô mỗi bạn một bản tài liệu, dưới sự trợ giúp của giáo viên chủ nhiệm các bạn sẽ về nhà tự đọc và tìm hiểu.
+ Sáng ngày 28/9/2022, mỗi thành viên cùng lớp trưởng và giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp khối 8,9 trao đổi kết quả thực hiện của nhóm và giải đáp những thắc mắc của các bạn, nhấn mạnh những tác động tiêu cực của đám đông tâm lí. Nhóm 1 khối 8; nhóm 2 khối 9. Bạn Bùi Phương Anh phụ trách nhóm 1; bạn Vũ Bảo Ngọc phụ trách nhóm 2.
+ Sáng ngày 29/9/2022, mỗi thành viên của 2 nhóm cùng lớp trưởng và giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp khối 8,9 trao đổi kết quả thực hiện của nhóm và giải đáp những thắc mắc của các bạn, nhấn mạnh những tác động tiêu cực của đám đông tâm lí. Nhóm 1 khối 8. Nhóm 2 khối 9. Mỗi thành viên tham gia một khối. Bạn Bùi Phương Anh phụ trách nhóm 1; Bạn Vũ Bảo Ngọc phụ trách nhóm 2.
2.6.2. Giải pháp 2: Tổ chức chương trình ngoại khóa:
“Ảnh hưởng tiêu cực tâm lí đám đông từ mạng xã hội đến học sinh THCS”.
- Mục tiêu: Tổ chức các hoạt động tập thể giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc
về ảnh hưởng của mạng xã hội về tâm lí đám đông, những tiêu cực cùng hệ quả của nó. Đồng thời rèn luyện bản lĩnh, sự tự tin; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tham gia hoạt động nhóm, tập thể; kĩ năng làm chủ bản thân; kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng sử dụng mạng xã hội…của các bạn trước đám đông.
- Phương pháp thực hiện: Vấn đáp, đàm thoại; phương pháp thuyết phục; giao nhiệm vụ; phương pháp hoạt động tập thể mang tính xã hội, thống kê.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 3/10/2022
- Giáo viên cố vấn: Cô Trần Thị Lệ Thủy, Thầy Đặng Minh Tuấn- Phó hiệu trưởng; cô Thúy Nga- Tổng phụ trách; cô Lã Thị Hà - Chủ tịch Công đoàn.
- Tiến hành thực hiện:
+ Sáng ngày 1/10/2022 bạn Bùi Phương Anh kết hợp cùng cô Trần Thị Lệ Thủy và giáo viên chủ nhiệm các lớp khối 8,9 thông báo kế hoạch tổ chức cuộc thi đến các lớp. Mỗi lớp cử một đại diện tham gia. Chia làm 2 đội chơi, mỗi đội 4 người. Đội 1 gồm các lớp: 8A,B,C và 9A,9B. Đội 2: 8D,E và 9B,C. Cuối buổi học các đội tập hợp dưới sự hướng dẫn của 2 nhóm, giáo viên chủ nhiệm, cô Trần Thị Lệ Thủy. Các đội lựa chọn và đặt tên cho đội của mình. Đội 1: Sóng xanh. Đội 2: Sao Mai.
+ Chiều ngày 1/10/2022 hai nhóm tập trung tại phòng Thư viện xây dựng chương trình. Chúng em thảo luận về hình thức và cách thức tổ chức, xây dựng hệ thống câu hỏi, định hướng trả lời. Chương trình gồm 3 phần thi: PHẦN I: Đúng hay sai, PHẦN II: Ai nhanh hơn, PHẦN III: Cùng nhau tháo gỡ tình huống. Bạn Phương Anh, bạn Bảo Ngọc dưới sự cố vấn của cô Trần Thị Lệ Thủy cùng thảo luận, xây dựng 10 câu hỏi trắc nghiệm phần 1, 3 câu hỏi và định hướng trả lời phần 2.và đưa ra tình huống cho phần 3.
+ Sáng thứ 2 ngày 3/10/2022 tổ chức trước toàn trường.
+ Ban giám khảo: thầy Đặng Minh Tuấn- Phó hiệu trưởng, cô Nguyễn Thị Thu- Tổ trưởng tổ Khoa học xã hội; cô Lã Thị Hà - Chủ tịch Công đoàn.
+ MC: Vũ Bảo Ngọc
+ Thư kí: Khúc Văn Phú và Bùi Phương Anh.
+ Kết thúc cuộc thi thầy Đặng Minh Tuấn trao giải thưởng cho các đội.
Phần I: Đúng hay sai
Ban tổ chức sẽ cung cấp cho mỗi đội một tấm bảng giấy 2 mặt, một mặt ghi đúng và một mặt ghi sai.
Ban tổ chức sẽ đưa ra câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm, cả 2 đội đều trả lời bằng cách giơ cao đáp án (Phụ lục đính kèm)
* Kết quả: Đội Sao Mai: 90 điểm; Đội Sóng Xanh: 70 điểm
Phần II: Ai nhanh hơn
Ban tổ chức đưa ra 3 câu hỏi, mỗi câu 10 điểm; các đội phất cờ để trả lời, đội nào phất trước sẽ được trả lời trước, nếu trả lời sai dành lại quyền cho đội bạn, nếu các đội không trả lời được MC sẽ công bố kết quả. Ở phần này sau mỗi câu hỏi các giám khảo sẽ thống nhất cho điểm mỗi đội. (phụ lục đính kèm)
* Kết quả: Đội Sao Mai: 25 điểm; Đội Sóng Xanh: 28 điểm
Phần III: Cùng nhau tháo gỡ tình huống
Ban tổ chức sẽ đưa ra một tình huống, các đội có thời gian suy nghĩ và viết ra đáp án vào giấy trong vòng 3 phút, sau đó sẽ chuyển kết quả cho MC công bố và các giám khảo nhận xét và thống nhất điểm của mỗi đội. Tình huống tối đa là 20 điểm.(phụ lục đính kèm)
* Kết quả: Đội Sao mai: 18 điểm; Đội Sóng Xanh: 15 điểm
* Kết quả chung cuộc: Đội Sao mai: 133 điểm ( nhất); Đội Sóng Xanh: 113 điểm (nhì)
2.6.3. Giải pháp 3: Đồng hành cùng bạn
- Mục tiêu: Thành lập tổ chức tin cậy đồng hành cùng các bạn học sinh; lắng nghe tâm tư, tình cảm; trợ giúp, tư vấn tâm lí cho các bạn.
- Phương pháp thực hiện: Vấn đáp, đàm thoại; Giao nhiệm vụ; Phương pháp hoạt động tập thể mang tính xã hội.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 1/9/2022 đến hết năm học 2022-2023
- Giáo viên cố vấn: cô Trần Thị Lệ Thủy cùng BGH và TPT Đội.
- Tiến hành thực hiện:
+ Ngày 1/9/2022, tập trung tại phòng Đội thảo luận về hình thức tổ chức, cách thức hoạt động của chương trình “ Đồng hành cùng bạn”. Chương trình cử 8 thành viên, bạn Vũ Bảo Ngọc là nhóm trưởng điều hành mọi hoạt động.
+ Ngày 4/9/2022 thông báo tới toàn thể các bạn học sinh trong trường về sự ra đời và hoạt động của chương trình “ Đồng hành cùng bạn”.
+ Nhóm sẽ lắng nghe và giúp các bạn giải đáp mọi thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập hàng ngày qua các kênh thông tin như điện thoại, thư, facebook, zalo, hòm thư góp ý của nhà trường…các bạn có thể gửi những thắc mắc đến bất cứ thành viên nào của nhóm.
+ Khi có yêu cầu các thành viên cùng thảo luận và đưa ra giải pháp nhanh nhất. Nếu gặp khó khăn nhờ sự trợ giúp của các thầy cô cố vấn.
+ Mọi thông tin từ các bạn đảm bảo bí mật tuyệt đối.
* Kết quả: nhóm chúng em đã nhận được nhiều câu hỏi của các bạn về học tập, tình cảm, về mối quan hệ giữa các bạn trong lớp trong trường, những mâu thuẫn với cha mẹ….
2.6.4. Giải pháp 4: Mình cùng chơi nhé
- Mục tiêu: Tổ chức các hoạt động tập thể tạo ra sự hòa nhập, tinh thần đồng đội, ý thức trách nhiệm với tập thể, rèn luyện bản lĩnh, sự tự tin; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tham gia hoạt động nhóm, tập thể; kĩ năng làm chủ bản thân; kĩ năng tự phục vụ…của các bạn trước đám đông; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông.
- Phương pháp thực hiện: Vấn đáp, đàm thoại; Giao nhiệm vụ; Phương pháp hoạt động tập thể mang tính xã hội.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 10/9/2022 đến ngày 30/9/2022
- Giáo viên cố vấn: cô Trần Thị Lệ Thủy, BGH, cô Thúy Nga TPT Đội
- Tiến hành thực hiện:
+ Ngày 10/9/2022, 2 nhóm tập trung tại phòng Thư viện, bạn Vũ Bảo Ngọc điều hành. Chúng em thảo luận, lựa chọn các trò chơi, hình thức chơi: tâng cầu, kéo co, bịt mắt đánh trống.
+ Nhóm kết hợp cùng với thầy Đỗ Hưng, thầy Khúc Bảo chuẩn bị mọi điều kiện cho trò chơi kéo co ( kẻ sân, chuẩn bị dây thừng). Trò kéo co mỗi lớp thành lập 2 đội nam, nữ. Mỗi đội 10 người chơi, cử đội trưởng nộp danh sách vào ngày 12/9. Ngày thứ 4, 14/9/2022 các lớp cử đội trưởng về phòng Đội nộp danh sách và bốc thăm thi đấu. Thi đấu loại trực tiếp tìm ra 2 đội vô địch của 4 khối. thầy Khúc Văn Bảo sẽ là trọng tài.
+ Nhóm phụ trách trò chơi bịt mắt đánh trống. Chúng em cùng với cô Thúy Nga, tổ chức, chuẩn bị trống, khăn bịt mắt. Trò bịt mắt đánh trống chơi theo cá nhân, mỗi lần 1 người chơi. Bạn nào đánh trúng trống sẽ có thưởng.
+ Nhóm phụ trách thi tâng cầu. Mỗi lớp cử 1 bạn nam, 1 bạn nữ tham gia thi. Các bạn tự chuẩn bị cầu và tham gia thi theo hướng dẫn của thầy Đỗ Hưng và thầy Phạm Biển. Trao giải nhất, nhì, ba theo số lượng tâng cầu nhiều nhất trong 2 lần thi.
Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô chủ nhiệm, các thầy cô trong trường ủng hộ và trực tiếp tham gia cùng nhóm. Nhà trường hỗ trợ toàn bộ kinh
phí và tiền thưởng.
+ Sáng 1/10/2022, tổng hợp kết quả
+ Sáng thứ 2 ngày 3/10/2022, thông báo kết quả và trao thưởng. Thầy Đặng Minh Tuấn- Phó hiệu trưởng thay mặt nhà trường trao giải.
* Kết quả chung cuộc:
Môn
Giải
|
Tâng cầu
|
Kéo co
|
Bịt mắt đánh trống
|
|
Nam
|
Nữ
|
|
Nhất
|
Phát 8A
|
8B,9A
|
8A,9A
|
Thư 9A
|
Nhì
|
Huyền 8B
|
8A,9B
|
9B,8E
|
Khiêm 9A, Phương Anh 9B
|
Ba
|
Bảo Ngọc 9B
|
8D,9C
|
9D,8B
|
Quỳnh Anh 9D, Hoàng 8A
|
2.6.5. Giải pháp 5: Tham gia hoạt động trải nghiệm tập thể của nhà trường
- Mục tiêu: Nhằm tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức để từng bước hoàn thiện nhân cách. Đồng thời rèn luyện bản lĩnh, kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tham gia hoạt động tập thể; kĩ năng làm chủ bản thân; kĩ năng tự phục vụ…
- Thời gian tiến hành: Theo kế hoạch của nhà trường
2.6.6. Giải pháp 6: Kết nối và công nghệ
- Mục tiêu: Giúp phụ huynh, thầy cô và nhà trường trao đổi thông tin một cách nhanh nhất về tình hình học tập và rèn luyện của con em mình ở trường. Qua đó có biện pháp giáo dục và uốn nắn kịp thời để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông.
- Tiến hành: Bên cạnh phần mềm nhắn tin smass, điện thoại, chúng em tham mưu, kết hợp với GVCN các lớp thành lập các nhóm lớp thông qua mạng zalo, meseger của mạng facbook. Chúng em thấy rằng giải pháp này rất hữu hiệu cho giáo viên và phụ huynh khi triển khai công việc, hay có vấn đề muốn trao đổi nhanh, kịp thời mà cần có sự tương tác qua lại của nhiều phụ huynh. Qua thành lập các nhóm lớp chúng em thiết nghĩ đây là một trong những giải pháp tối ưu, bởi qua đây các phụ huynh rất dễ dàng nắm bắt tình hình của con em mình, nhất là các bạn có những biểu hiện chưa ngoan nói chung cũng như là ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông nói riêng.
2.7. Khảo sát những ảnh hưởng của tâm lí đám đông với học sinh THCS
2.7.1 Khảo sát học sinh trước khi tiến hành nghiên cứu dự án
- Mục tiêu: Đánh giá những ảnh hưởng của mạng xã hội đến tâm lí đám đông học sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, học sinh khối 8,9
- Phương pháp thực hiện: Vấn đáp, đàm thoại; giao nhiệm vụ; phương pháp hoạt động tập thể mang tính xã hội, phương pháp thống kê; so sánh đối chiếu.
- Thời gian thực hiện: Từ 01/9/2022 đến 10/9/ 2022.
- Giáo viên cố vấn: cô Trần Thị Lệ Thủy cô Thúy Nga- TPT Đội.
- Tiến hành thực hiện:
+ Sáng thứ 5 ngày 01/9/2022, tập trung tại phòng Thư viện, trao đổi thảo luận về nội dung và hình thức tiến hành khảo sát. Khảo sát bằng phiếu trắc nghiệm bao gồm 10 câu hỏi với 2 lựa chọn đúng sai xoay quanh ảnh hưởng của tâm lý đám đông thông qua các tình huống phổ biến ở học sinh. Mỗi bạn xây dựng 5 câu. Sau khi xây dựng song, đưa cho cô Trần Thị Lệ Thủy duyệt thống nhất và chốt câu hỏi.
+ Bạn Bùi Phương Anh, cô Lê Thị Chung phô tô phiếu khảo sát
+ Sáng thứ 3, ngày 6/9/2022 các bạn gửi cho các lớp, cùng giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cách làm phiếu khảo sát. Bạn Vũ Bảo Ngọc phụ trách khối 8. Bạn Bùi Phương Anh phụ trách khối 9. Khảo sát học sinh toàn trường
+ Chúng em cũng phô tô phiếu khảo sát và đã nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giúp trong việc thực hiện khảo sát học sinh khối 8,9 của trường.
+ Sáng thứ 7, ngày 10/9/2022 các lớp nộp lại phiếu khảo sát cho bạn Bùi Phương Anh
+ Chiều thứ 2 tập trung tại phòng Thư viện thống kê kết quả và vẽ biểu đồ thống kê.
+ Kết quả thực hiện khảo sát:
- Đa số học sinh khối 8,9 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm các bạn đều có nhu cầu tham gia đám đông cũng như mạng xã hội.
- Vẫn còn nhiều bạn trong các hoạt động tập thể thường có tâm lí “ngại” không thích tham gia, không tự tin thể hiện mình nhưng lại rất thích tham gia đám đông trên các nền tảng mạng xã hội, nhất là face book, zalo. Việc tham gia mạng xã hội của các bạn ở các mức độ khác nhau về thời gian và tính công khai.
- Còn nhiều bạn dễ bị tác động, kích thích của tâm lí đám đông nên đã có hành động a dua theo phong trào trong đời thường cũng như trên mạng xã hội.
2.7.2. Khảo sát học sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi được tìm hiểu về tâm lí đám đông và thực hiện các giải pháp khắc phục
- Mục tiêu: Đánh giá những tác động tích cực dến học sinh khối 8,9 bậc THCS qua thực hiện các giải pháp mà dự án đem lại.
- Phương pháp thực hiện: Đàm thoại; giao nhiệm vụ; phương pháp hoạt động tập thể mang tính xã hội, phương pháp thống kê; so sánh đối chiếu.
- Thời gian thực hiện: Từ 1/9/2022 đến 12/10/ 2022.
- Giáo viên cố vấn: cô Trần Thị Lệ Thủy, thầy Đặng Minh Tuấn- Phó hiệu trưởng; cô Nguyễn Thúy Nga- TP Đội, cô Lã Thị Hà - CT Công đoàn
+ Tiến hành khảo sát với phiếu khảo sát như trước khi thực hiện dự án
+ Sáng thứ 2 ngày 12/9/2022 bạn Bùi Phương Anh cùng cô Lê Thị Chung phô tô 230 phiếu khảo sát.
+ Sáng thứ 3, ngày 13/9/2022 trong giờ truy bài các bạn gửi cho các lớp, cùng giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cách làm phiếu khảo sát. Bạn Bùi Phương Anh phụ trách khối 8. Bạn Vũ Bảo Ngọc phụ trách khối 9. Khảo sát 230 học sinh khối 8,9
+ Sáng thứ 5, ngày 15/9/2022 các lớp nộp lại phiếu khảo sát cho bạn Bùi Phương Anh, đủ 414 phiếu.
+ Chiều thứ 7 nhóm tập trung tại phòng thư viện thống kê kết quả. Sau đó vẽ biểu đồ thống kê.
+ Sáng ngày 8/10/2019 tập trung phân tích, so sánh đối chiếu kết quả 2 lần thực hiện: Qua kết quả khảo sát lần 2, chúng ta nhận thấy sự thay đổi rõ nét. Khi đã tìm hiểu về ảnh hưởng của tâm lí đám đông khi tham gia mạng xã hội, các bạn đã hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông qua mạng. Phần lớn các bạn tự tin hơn, mạnh dạn và có kĩ năng chát lọc thông tin qua mạng; tham gia các hoạt động tập thể tại trường, tại địa phương, có nhu cầu thể hiện, khẳng định bản thân; ít chịu tác động tiêu cực của tâm lí đám đông, hạn chế việc a dua, chạy theo phong trào đám đông…
Phần III. Kết luận và kiến nghị
Đám đông trên mạng xã hội có những tác động tiêu cực rất lớn đến học sinh THCS. Điều quan trọng là các bạn học sinh cần có đầy đủ thông tin cần thiết, phải được tham gia vào các hoạt động tập thể phát huy những mặt tích cực của tâm lí đám đông; có những quyết định đúng đắn trong đời sống và tránh xa những tiêu cực của tâm lí đám đông trên mạng xã hội. Các bạn cần rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh, tư duy độc lập và khả năng làm chủ mình để không bị lôi kéo bởi đám đông tâm lí, tránh hiện tượng “bầy đàn”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Tác giả Gustave Le Bon cuốn sách “ Tâm lí đám đông”
Xuất bản lần đầu năm 2006, tái bản lần I năm 2007, tái bản lần II năm 2008.
- Tác giả: Mark Earls. Cuốn sách “ Tâm lí bầy đàn” Xuất bản: 2012
- Tác giả ThS. Lý Minh Tiên - TS. Nguyễn Thị Tứ (Chủ biên) - ThS. Bùi Hồng Hà - ThS. Huỳnh Lâm Anh Chương, Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi Và Tâm lý học sư phạm.
- Tác giả James Surowiecki cuốn sách "The Wisdom of Crowds"
- https://tailieu.vn/doc/tam-ly-lua-tuoi-hoc-sinh-thcs-516122.html
- Tác giả Nguyễn Thủy – Tạp chí Tâm lí, số ra tháng 5/2022