SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HẢI PHÒNG
(Đề thi gồm 02 trang)
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
CẤP THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ THI MÔN: VẬT LÍ
Thời gian: 150phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 12/4/2016
|
Bài 1(2,0 điểm):
Hai anhBính và Thânđi xe máy cùng xuất phát từ A để đến B. Anh Bính chuyển động với vận tốc không đổi v1=50 km/h trên nửa đoạn đường đầu và với vận tốc không đổiv2=30km/h trên nửa đoạn đường còn lại. Anh Thân chuyển động với vận tốc không đổiv1 = 50 km/h trong nửa thời gian đầu và với vận tốc không đổiv2 = 30km/h trong nửa thời gian còn lại.
a) Hỏi trong hai anh ai là người đến B trước? Vì sao?
b)Cho biết thời gian chuyển động từ A đến B của hai anh chênh nhau 6 phút. Tính chiều dài quãng đường AB và thời gian chuyển động của mỗi anh.
c)Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển động hai anh ứng với câu b, (trục hoành biểu diễn thời gian,trục tungbiểu diễn quãng đường).
Bài2(2,0 điểm):
Trong phòng thí nghiệm người ta nung nóng một thỏi đồng hình lập phương cạnh
a=10cm đến nhiệt độ t1,rồi đặt thẳng đứng vào một nhiệt lượng kế bằng đồng. Nhiệt lượng kếcó khối lượng 200 g, đáy hình vuông cạnh b = 20 cm, thành thẳng đứng. Ngay sau đó rót từ từ nước có sẵn trong phòng vào nhiệt lượng kế. Khi có cân bằng nhiệt mức nước trong nhiệt lượng kế ngang bằng đáy trên của thỏi đồng. Biết khối lượng nước rót vào là 3,5 kg và nhiệt độ cuối cùng trong nhiệt lượng kế là t = 50OC. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
a) Tìm khối lượng nước bị hóa hơi sau khi có cân bằng nhiệt.
b) Hãy xác định nhiệt độ t1của thỏi đồng trước khi bỏ vào nhiệt lượng kế.
Biết nhiệt độ phòng thí nghiệm là t2 = 20OC; nhiệt hóa hơi của nước L = 2,3.106 J/kg; khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt làD1=8900kg/m3 và D2= 1000kg/m3; nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt làc1 = 400J/kg.Kvà c2 =4200J/kg.K.
Bài 3(2,0 điểm):
Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 21V; Biến trở MN có điện trở toàn phần R = 4,5Ω; R1 = 3Ω; Bóng đèn có điện trở không đổi
RĐ = 4,5Ω. Ampe kế và dây nối có điện trở không đáng kể.
a) Khóa K đóng, khi con chạy C của biến trở ở vị trí N, thì ampe kế chỉ 4A. Tìm giá trị của R2.
b)Khóa K mở, xác định giá trị RXcủa đoạn biến trở MC để độ sáng của đèn tối nhất.
c) Khóa K mở, dịch chuyển con chạy C từ M đến N thì độ sáng của đèn thay đổi thế nào? Giải thích.
|
|
Bài 4 (2 điểm) :
1. Một điểm sáng S nằm trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự fvà cách thấu kính một khoảng d, qua thấu kính cho ảnh thật S’ cách thấu kính một khoảng d’.
Chứng minh:
2. Đặt một điểm sáng S trên trục chính D của thấu kính hội tụ. Một màn chắn M vuông góc với D, điểm sáng S và màn M luôn cố định và cách nhau một khoảng L = 45cm (Hình vẽ). Thấu kính có tiêu cự f = 20cm và có bán kính đường rìar = OP = OQ = 4cm (O là quang tâm, P, Q là các điểm mép thấu kính), thấu kính có thể di chuyển trong khoảng từ S đến màn.
|
|
a) Ban đầu thấu kính cách S một khoảng d = 20cm, trên màn M quan sát được một vùng sáng tròn do chùm tia ló tạo ra. Tính diện tích vùng sáng đó.
b) Dịch chuyển thấu kính lại gần màn M sao cho D luôn luôn là trục chính của thấu kính thì người ta thấy một vị trí của thấu kính mà vùng sáng trên màn có kích thước nhỏ nhất. Hãy xác định vị trí đó của thấu kính và bán kính của vùng sáng nhỏ nhất tương ứng trên màn?
Bài 5(2,0 điểm):
Cho các dụng cụ điện sau: Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi chưa biết giá trị,một điện trở đã biết giá trị, một điện trở chưa biết trị số và một vôn kế có điện trở chưa xác định, dây dẫn nối đủ dùng có điện trở không đáng kể.
Hãy trình bày phương án thực hành xác định trị số điện trở và điện trở .
---Hết---