KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ 6: THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM
( 3 tiết)
Tiết 3:
BÁO CÁO, TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- MỤC TIÊU
Học xong chủ đề này, học sinh đạt được:
1. Kiến thức
- Nhận biết một số nét đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ Nôm Số 3 qua: vần, nhịp, từ ngữ, biện pháp tu từ…Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của nhà thơ được thể hiện qua văn bản.
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn giá trị thơ ca của Nguyễn Bỉnh Khiêm
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: viết bài giới thiệu, quảng bá về thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có thái độ tự hào và ý thức, trách nhiệm giới thiệu, quảng bá danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm và thơ Nôm của ông.
- Yêu quê hương Vĩnh Bảo, tự hào về nét đặc sắc của văn hóa Hải Phòng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Các thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, phần mềm KTĐ, tranh ảnh, bảng phụ
- Các tư liệu về Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Các video về quê hương Vĩnh Bảo, thân thế sự nghiệp của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm,
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở ghi bài, các sản phẩm báo cáo của tổ nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thi viết chữ ….
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tham gia tạo tâm thế vào bài
Bước 3: Kết luận, nhận định
GV dẫn dắt vào bài học
|
- HS tích cực tham gia viết chữ
- Chữ viết của học sinh đẹp của học sinh
|
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết một số nét đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ Nôm số 3 qua: vần, nhịp, từ ngữ, biện pháp tu từ…Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của nhà thơ được thể hiện qua văn bản.
b. Nội dung: Các nhóm báo cáo
- Thời gian: 5 - 7 phút/ nhóm
- Nội dung: vài nét nổi bật về thân thế sự nghiệp văn học của của Nguyễn Bỉnh Khiêm; nội dung và hình thức nghệ thuật thơ Nôm; nội dung và hình thức nghệ thuật bài thơ Nôm số 3 của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Hình thức: Tùy chọn ( Phóng sự, thuyết trình, ca hát, hoạt cảnh, sinh hoạt câu lạc bộ…)
c. Sản phẩm: phần báo cáo của học sinh thể hiện rõ nội dung từng phần trong chủ đề
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Nội dung: các nhóm lần lượt báo cáo
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Nêu mục tiêu của chủ đề, gồm 2 nội dung chính với thời gian 3 tiết
- Tiết 1: Giới thiệu chủ đề, chuyển giao nhiệm vụ và tìm hiểu vài vét về danh nhân văn hóa
- Tiết 2: Tìm hiểu về thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm và thực hành đọc hiểu bài thơ
- Tiết 3: Báo cáo, tổng kết chủ đề
GV: Trước khi bước vào tiết học cô đã phát cho các nhóm phiếu đánh giá , Gv chiếu phiếu đánh giá:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS báo cáo phần nội dung theo hình thức lựa chọn của nhóm mình
+ Nhóm 1 – Nhóm Trường Xuân Kiều: Trình bày vài nét về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với hình thức phóng sự theo chương trình “Danh nhân đất Việt”
+ Nhóm 2 – Nhóm Trung Tân Quán: Sưu tầm, khái quát nghệ thuật và nội dung thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm với hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ thơ
+ Nhóm 3 – Nhóm Bạch Vân Am: Thực hành đọc hiểu bài thơ Nôm số 3 với hình thức sân khấu hóa
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm lên báo cáo
- HS nhận xét, bổ sung, phản biện
* Nhóm Trường Xuân Kiều
- 1 HS đại diện nhóm giới thiệu thành viên nhóm, nội dung báo cáo
- Chiếu
- HS đại diện xin ý kiến nhận xét, bổ sung từ các nhóm khác
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung cho hoạt động báo cáo của nhóm, định hướng để học sinh nắm bắt được kiến thức
* Nhóm Trung Tân Quán
- 2 HS đại diện Câu lạc bộ giới thiệu thành viên câu lạc bộ và nội dung báo cáo
- Sinh hoạt câu lạc bộ thơ với chủ đề: Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
- HS xin ý kiến nhận xét, bổ sung từ các nhóm khác
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung cho hoạt động báo cáo của nhóm, định hướng để học sinh nắm bắt được kiến thức
* Nhóm Bạch Vân Am
- 1 HS đại diện giới thiệu nhóm và nội dung báo cáo
- Biểu diễn hoạt cảnh
- HS xin ý kiến nhận xét, bổ sung từ các nhóm khác
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung cho hoạt động báo cáo của nhóm, định hướng để học sinh nắm bắt được kiến thức
GV chốt nghệ thuật của bài thơ
GV giải đáp câu hỏi của học sinh: Trở lại câu hỏi của các em: Đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sao laị có câu thơ 6 chữ, và câu 1 nhịp 3/3, câu 7 nhịp 2/3/2
- Yêu cầu HS đọc đúng nhịp thơ
* GV: Ở câu thơ thứ 7 sự sáng tạo về nhịp 2/3/2 giúp em hình dung thế nào về chân dung nhà thơ, ẩn sĩ?
- Gv chốt kiến thức
- GV khái quát:
- ð Giúp ta thêm tự hào về danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm và mảnh đất Vĩnh Bảo địa linh nhân kiệt
|
- Nhiệm vụ cho từng nhóm
- Phiếu đánh gái các nhóm
- Bảng tiêu chí đánh giá
- Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ
văn Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Hình thức: Phóng sự “ Danh nhân đất Việt”
* Vài nét về thân thế Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân hợi, đời vua Lê Thành Tông, tức năm 1491, tại làng Trung Am, phủ Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
- Xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng.
- Năm 1535 đỗ Trạng Nguyên và sau đó ra làm quan cho triều đình nhà Mạc 8 năm.
- Năm 1542, dưới triều vua Mạc Phúc Hải, trước cảnh bầy tôi lộng quyền, Nguyên Bỉnh Khiêm đã dâng sớ xin chém 18 kẻ nịnh thần nhưng không được chấp nhận, nên ông đã treo mũ từ quan ở tuổi 53.
Khi về lại làng Trung Am ông lập quán Trung tân, cho dựng Am Bạch Vân, mở trường dạy học lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
* Vài nét về sự nghiệp thơ văn:
- Hai tập thơ:
+ Bạch Vân am thi tập ( viết chữ Hán)
+ Bạch Vân quốc ngữ thi tập (viết bằng chữ Nôm)
- Nội dung chủ đạo: Nhàn dật, thế sự
- Phong cách nghệ thuât:
+ Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn
+ Phê phán những điều xấu xa trong xã hội
-> Ông là nhà nho lỗi lạc có những đóng góp to lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam ở thế kỉ XVI
- Bảng chiếu, sơ đồ tư duy chốt kiến thức
II. Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Hình thức: Sinh hoạt câu lạc bộ thơ với chủ đề: Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Sưu tầm
+ Đọc
+ Dịch bài thơ Nhàn sang tiếng Anh
+ Phổ nhạc bài thơ Nhàn
- 2. Giá trị nội dung:
- - Chủ đề thế sự :
- + Đó là thói đời đen bạc, là mối quan hệ bị lệ thuộc bởi cái giàu, cái khó
- + Sự vương vấn với chính sự, thời cuộc
+ Khát vọng cao đẹp được cống hiến cho một vương triều vua sáng, tôi hiền
+ Luôn làm chủ danh lợi vô thường
- Chủ đề nhàn dật:
+ Tìm đến với thiên nhiên, lánh xa cõi tục
+ Còn là sự đối lập với bon chen danh lợi
- 3. Giá trị nghệ thuật:
- + Viết theo thể Đường luật quen thuộc
+ Giàu chất triết lí
+ Lựa chọn cách biểu đạt theo hình thức đối lập
+ Xây dựng hình ảnh cụ thể, sinh động
III. Thực hành đọc hiểu bài thơ Nôm số 3
1.Hình thức: Biểu diễn hoạt cảnh
2. Nội dung: Học sinh trình bày
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ: Sáng tác trong thời kì ông về ở ẩn tại Trung Am, Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng; Là bài thơ số 3 trong tập thơ Nôm, Bạch vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Văn tự: Chữ Nôm
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật (mỗi
- Bố cục: 4 phần đề, thực, luận, kết;
+ 2 câu thơ đầu: Quan niệm giàu nghèo và lựa chọn An phận của tác giả
+ 6 câu cuối: Diễn tả đời sống tinh thần, thú vui an phận của tác giả
- Chủ đề: (Chủ đề nhàn dật): Bài thơ bày tỏ một quan niệm sống, một cách ứng xử của người quân tử trong đời sống ẩn dật. Qua đó khắc hoạ chân dung cốt cách ung dung tự tại, an nhiên của tác giả.
+ Niêm: Câu 1-8, câu 2-3, câu 4-5, câu 6-7
+ Luật: luật bằng
+ Vần: vần bằng, Câu 1,2,4,6,8 ( iêu, iu, êu)
+ Nhịp: Câu 2,3,4,5,6,8: nhịp 4/3; câu 6 3/3, câu 7 nhịp 2/3/2
+ Đối: Hai câu thực, hai câu luận đối nhau (âm, từ loại, nghĩa)
- Ngôn ngữ, hình ảnh:
+ Dùng từ ngữ Hán Việt, hình ảnh ước lệ: yên phận, mai, nguyệt, giang sơn, phong cảnh, tứ, bức, gấm thêu tao nhã, ước lệ
+ Dùng từ ngữ thuần Nôm, hình ảnh, giản dị gần gũi, vận dụng tục ngữ: “Giàu hai bữa, khó hai niêu”, “khuya nằm, sớm thức”
- Biện pháp tu từ: biện pháp tu từ so sánh; đặc biệt hình ảnh so sánh mang tính ước lệ: “tranh vẽ”, “gấm thêu”.
- Giàu tính triết lí; biểu đạt theo hình thức đối lập
- Ngôn ngữ thuần Nôm, vận dụng sáng tạo tục ngữ, thành ngữ; hình ảnh so sánh mang tính ước lệ…
=> Sự phá cách về cách nhịp thơ -> làm hiện lên hình ảnh con người - tác giả với phong thái ung dung, tự tại, an nhiên -> Đó là chân dung cốt cách Bạch Vân cư sĩ.
- ð *Nội dung: Bài thơ bày tỏ một quan niệm sống, một cách ứng xử của người quân tử trong đời sống ẩn dật. Qua đó khắc hoạ chân dung cốt cách ung dung, tự tại, an nhiên của tác giả
- ð
- ð .
|
|
|
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức thông qua một số bài tập, có ý thức giữ gìn và phát huy giá trị của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
b. Nội dung: - Bài tập trắc nghiệm
Đánh giá kiểm tra theo phần mềm Plicker
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề: Để củng cô nội dung bài học, khác sâu kiến thức
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- -- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
- -- HS trình bày
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận
- HS nêu ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định
- -- Giáo viên nhận xét chốt bằng sơ đồ tư duy khái quát bài học
|
Câu 1: Hiệu Bạch Vân cư sĩ là của ai?
A. Nguyễn Trãi
B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
C. Nguyễn Du
D. Nguyễn Khuyến
Câu 2: Nhận định nào không đúng về Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Danh nhân văn hóa lớn của dân tộc
B. Bóng cây đại thụ của thế kỉ XVI
C. Nhà tiên tri của thời đại
D. Nhà triết gia, sử gia nổi tiếng
Câu 3: Đâu là những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Bạch Vân thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập
B. Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập
C. Thanh Hiên thi tập
D. Chùm thơ thu
Câu 4: Dòng nào không phải đặc sắc nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Viết theo thể thơ Đường luật quen thuộc
B. Giàu chất triết lí
C. Lựa chọn cách biểu đạt theo hình thức đối lập, xây dựng hình ảnh cụ thể sinh động
D. Bút pháp lãng mạn tài hoa
Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất về tư tưởng chủ đạo trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Nhân đạo, yêu nước
B. Yêu thiên nhiên, yêu làng quê
C. Nhàn dật, thế sự
D. Trung quân, ái quốc
Câu 6: Đâu không phải là vẻ đẹp của Bạch Vân cư sĩ được thể hiện qua những bài thơ Nôm của ông?
A. Phong thái ung dung, tự tại, an nhiên
B. Tâm hồn đẹp đẽ, thanh cao
C. Luôn nặng lòng vì dân, ví nước
D. Tâm hồn lãng mạn, bay bổng
|
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức từ chủ đề mà HS đã lĩnh hội để giải quyết những tình huống, vấn đề mới trong học tập
b. Nội dung:
- Hình thức: trò chơi Ai nhanh hơn
- Thời gian: 5 phút
Nội dung: cách giữ gìn và phát huy giá trị của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
c. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề: Làm thế nào để giữ gìn, phát huy giá trị những bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- -- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận bàn, đại diện nhóm trình bày trước lớp
- -- HS thảo luận, trình bày
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận
- HS nêu ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định
- -- Giáo viên chốt một số cách thức giữ gìn, phát huy giá trị của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
|
+ Chọn lọc những bài thơ Nôm để giảng dạy trong nhà trường
+ Tổ chức câu lạc bộ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong các trường học, trên các trang mạng Zalo, Facebook
+ Vẽ tranh xoay quanh những bài thơ Nôm của ông
+ Phổ nhạc cho một số bài thơ…
+ Dịch những bài thơ Nôm sang tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác để quảng bá với bạn bè thế giới.
|
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Tiếp tục sưu tầm thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Viết bài thu hoạch về nội dung chủ đạo, ý nghĩa và cách bảo tồn thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
PHỤ LỤC 1
PHÓNG SỰ - DANH NHÂN ĐẤT VIỆT
1. HĐ1: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của NBK
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệm văn chương.
- HS: Nhận và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
(Hương Lan)
Em xin kính chào các quý thầy cô và toàn thể các bạn: Nhóm “Trường Xuân Kiều” chúng em, gồm các thành viên như sau:
+ Em là Hương Lan – nhóm trưởng
+Bạn Đoàn Ngọc Khuê – thực hiện nhiệm vụ thuyết trình
+ Bạn Đinh Phương Uyên- thiết kế nội dung
+ Đặng Minh Khuê –chịu trách nhiệm quay phim
+ Bạn Nguyễn Trung Kiên -8d- phụ trách mảng công nghệ thông tin
+ Bạn Trần Thị Thanh Thuý -8d- âm thanh, hình ảnh.)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Nhóm Lựa chọn cách thức tiến hành : làm phóng sự
- Thời gian : chủ nhật, ngày 14/5/2023.
- Địa điểm: Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nội dung: Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của TT NBK
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận
Sau thời gian tìm hiểu và làm phóng sự, chúng em xin mời cô cùng các bạn hướng lên màn hình xem kết quả thực hiện của nhóm em.
Cảnh 1: Cổng trường
Vĩnh Bảo, miền quê đã đi vào sử sách với danh xưng địa danh linh kiệt, là vùng đất đã đã sinh ra nhiều cử nhân, bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ trong các triều đại phong kiến VN, trong đó có danh nhân văn hoá TT –NBK .
Trong chương trình danh nhân đất Việt hôm nay, nhóm chúng tôi thực hiện phóng sự về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của NBK. Nào! Mời các bạn theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu nhé!
Cảnh 2: Cổng đền NBK
Nơi chúng tôi đang đứng là thôn Trung Am, xã Lí Học huyện VB, cách trung tâm thành phố HP khoảng 40km về phía tây nam. Đây là một vùng quê nằm bên bờ sông Hàn, dòng sông đã gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ông không chỉ là nhà thơ lớn, một bậc hiền triết một nhà tiên tri đại tài mà còn là một nhà giáo vĩ đại, một bậc sư biểu được ngươì đời tôn vinh và ngưỡng mộ .
Bây giờ, xin kính mời quý thầy cô và các bạn cùng với chúng tôi vào viếng thăm ngôi đền và tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm . Xin mời
1. Cuộc đời:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân hợi, đời vua Lê Thành Tông, tức năm 1491, tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
- Trạng Trình xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Thân phụ được phong tước Thái bảo nghiêm Quận công, mĩ tự Văn Định Bảo, hiệu cù xuyên Tiên Sinh. Cụ Văn Định học rộng tài cao, đức trọng, đã có lần xung chức Thái học sinh thời Lê. Thân mẫu Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là bà Nhữ Thị Thục, là con quan thượng thư Bộ hộ Nhữ Văn Lan ở làng An Tự Hà, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn An Tự, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố HP.
Lúc Nguyên Bỉnh Khiêm 45 tuổi, thời Mạc Đăng Doanh lên nối ngôi ( năm 1535), ông đổi tên từ Nguyễn Văn Đạt thành Nguyên Bỉnh Khiêm , dự thi tại Văn miếu Mao Điền, trấn lị Hải Dương. Ông đỗ đầu 3 kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình và lấy được học vị Trạng Nguyên.
- Vua Mạc cất ông làm quan và phong Tước Trình tuyền hầu, nên dân gian gọi ông là Trạng Trình.
- Trạng Trình làm quan dưới triều Mạc được 8 năm. Năm 1542, dưới triều vua Mạc Phúc Hải, trước cảnh bầy tôi lộng quyền, Nguyên Bỉnh Khiêm đã dâng sớ xin chém 18 kẻ nịnh thần nhưng không được chấp nhận, nên ông đã treo mũ từ quan ở tuổi 53.
Khi về lại làng Trung Am ông cho dựng Am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
2. Sự nghiệp thơ văn:
Trong lịch sử dân tộc VN NBK được nhìn nhận là 1 trong những nhà văn hoá lớn của dân tộc. Ông là 1 cính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri. Đồng thời cũng là 1 tác gia lớn, có đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc. - Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.
Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập.
- Phong cách sáng tác:
+ Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn
+ Phê phán những điều xấu xa trong xã hội
+ Mang đậm tấm lòng
Trên đây là phần báo cáo nhiệm vụ của nhóm mình, mời các bạn cho ý kiến góp ý và có gì băn khoăn thì đặt câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
Sau đây em mời cô….
PHỤ LỤC 2
SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ THƠ VỚI CHỦ ĐỀ :
THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- MC An+ Tú: Nhóm Trung Tân Quán xin kính chào toàn thể qúy thầy cô và các bạn! ( nghỉ 1 vài giây )
Tôi là: ………………………..An lớp 8B
Tôi là:…………………………Tú lớp 8C
Chúng tôi đồng dẫn chương trình của nhóm Trung Tân Quán ngày hôm nay.
- MC (An): Nhóm chúng em gồm 10 thành viên. Nhiệm vụ của chúng em được phân công là tìm hiểu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hoạt động này được chúng em báo cáo dưới hình thức sinh hoạt CLB thơ.
- MC (Tú): Buổi sinh hoạt CLB thơ hôm nay gồm có 2 nội dung:
Nội dung thứ nhất: Đọc thơ, dịch thơ và ráp thơ
- MC (An): Nội dung 2: Trao đổi, thảo luận về nội dung chính và đặc điểm nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.
MC An+ Tú: Xin kính mời các quý vị đại biểu, các thầy cô và các bạn cùng tham gia!
MC (Tú): Buổi sinh hoạt CLB xin phép được bắt đầu. Chúng ta bắt đầu vào nội dung thứ nhất: Đọc diễn cảm thơ xin mời quý thầy cô và các bạn thưởng thức giọng đọc của bạn Nguyệt Minh qua bài thơ số 77: Xin mời bạn!
Bài thơ số 77
Thế gian biến cải vũng nên đồi,
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn vàng, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân thật,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi buôi.
Ở thế mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó thì lui.
MC (An): Rất nhiều sáng tác thơ Nôm Đường luật của cụ Trạng được dịch sang tiếng nước ngoài. Sau đây chúng ta đến với bản dịch nghĩa bài thơ số 79 của một thành viên trong CLB. Xin mời quý thầy cô và các bạn lắng nghe giọng đọc Tiếng Anh của bạn Khánh Ly. Xin mời bạn !
Bài thơ Nôm số 79
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao
|
Bản dịch nghĩa sang Tiếng Anh
One shovel, one hoe, one fishing rod
No matter how happy anyone is
I’m foolish, I find a lonely place
Wise people come to the tumultuous place
Autumn eat bamboo shoots,winter eat bean sprouts
Spring bath in the lotus lake, summer bath in the pond
Wine,coming to the root of tree,I will drink
Looking at the wealth, like a dream
|
MC (Tú) Vẫn với bài thơ “Nhàn” chúng ta cùng đến với cách thể hiện khác:
Phần tiếp theo em xin mời các quý vị đại biểu, các thầy cô và các bạn cùng hướng lên sân khấu cùng thưởng thức bài thơ "Nhàn" dưới hình thức đọc Rap của nhóm nhạc NBK. Xin mời các bạn !
Lời rap:
- Tâm hồn tràn ngập bao nhiêu niềm vui
An nhàn thanh thản giữa chốn đồng quê
Ta gạt hết u sầu nằm ở trong đầu
Bỏ mặc thị phi sống thật bền lâu
Trên tay một cuốc, một cần câu
Người cho ta danh lợi ta không cần đâu
Ta chỉ cần sống như một dân thường
Cần một mái ấm, cần tình yêu thương
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn tìm đến chốn lao xao
Phân bua làm gì không dành cho nhau
Đời người là thế thật quá lao đao
- Không cần chi, không cần chi
Ta không cần địa vị cũng không cần một thứ gì
Khi thu ăn măng trúc đến mùa đông ta ăn giá
Dẫu biết đây là nơi chó ăn sỏi gà ăn đá
Hạnh phúc quá bé nhỏ với một gã nông nghèo
Nghèo tiền, nghèo vật chất chứ nhân cách mãi không nghèo
Hòa mình với thiên nhiên tỏ ra rất thanh tao
Xuân ta tắm hồ sen còn hạ sang tắm ao
Nhà mình dưới tán cây uống chén rượu sướng làm sao
Bao vinh hoa phú quý ở phút này tựa chiêm bao
Ta nguyện thả hồn mình theo cánh chim giữa vùng trời
Để ngắm nhìn cảnh đẹp ở những nơi chưa từng tới
Cái nhàn trong cách sống cùng cái nhàn giữa thực tại
Xua hết những nỗi buồn còn niềm vui đến cực đại
Cái nhàn trong cách sống cùng cái nhàn giữa thực tại
Xua hết những nỗi buồn còn niềm vui đến cực đại
- Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn tìm đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
- MC (Tú) Xin cảm ơn phần trình bày hết sức sinh động và sáng tạo của các thành viên trong CLB. Phần thứ hai chúng ta cùng trao đổi về nội dung chính và đặc điểm nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- MC (An) thuyết trình.
Đây chỉ là hai trong số những bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Nôm “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (trình chiếu tập thơ). Tập thơ gồm 170 bài, các bài thơ được sáng tác trong thời gian ông cáo quan về quê ở ẩn. Về nội dung, hai chủ đề lớn nhất trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là chủ đề thế sự và chủ đề nhàn dật. Tôi xin ý kiến thêm của các thành viên về nội dung này.
- Thành viên Ngân: Các bài thơ thuộc chủ đề này thường phản ánh nhiều vấn đề của cuộc sống đương thời- đó là thói đời đen bạc, phản ánh thời cuộc từ đó nhà thơ đúc rút được được nhiều kinh nghiệm và triết lí nhân sinh sâu sắc.
- MC (Tú): Có bạn nào có ý kiến bổ sung không ạ?
- Thành viên Khánh Linh.
Theo tôi, chủ đề lớn thứ hai trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là tư tưởng nhàn dật. Tư tưởng này thể hiện rõ ở việc ông tìm đến thiên nhiên để lánh xa cõi tục. Nhàn với Bạch Vân cư sĩ còn là sự đối lập với bon chen, danh lợi. Trong thế giới nhàn ấy thi nhân còn gửi gắm khát vọng muốn khám phá quy luật của thiên nhiên, xã hội và con người.
- MC (Tú): Cảm ơn bạn! Có thể thấy thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rất rõ phong cách sáng tác của ông và có đóng góp to lớn về nghệ thuật. Những thành tựu trong thơ ông được biểu hiện cụ thể như thế nào tôi xin mời ý kiến của các thành viên trong CLB.
- Thành viên Huyền Trang:
+ Thơ Nôm NBK được viết theo thể Đường luật quen thuộc
+Thơ Nôm của ông giàu chất triết lí
+ Ông thường lựa chọn cách biểu đạt theo hình thức đối lập
- MC (An) chốt lại: Như vậy, nội dung chính trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là chủ đề thế sự và ẩn dật. Về nghệ thuật thơ ông được viết theo thể Đường, giàu tính triết lí và sự sáng tạo ở hình thức đối lập. Cùng với đó, nhà thơ cũng xây dựng hình tượng nghệ thuật cụ thể, sinh động. Ở cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật ông đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc.
( Chiếu sơ đồ tư duy)
- MC (Tú): Phần trình bày của nhóm Trung Tân Quán đễn đây là kết thúc, xin mời ý kiến của các nhóm ?
- Xin mời ý kiến của bạn…… nhóm Trường Xuân Kiều.
- Thành viên nhóm Trường Xuân Kiều:
? Có ý kiến cho rằng “ nhàn” trong thơ NBK là: “ không bận rộn, có nhiều thì giờ nghỉ ngơi”. Nhóm bạn có đồng ý không? Vì sao?
- MC (An): Để giải đáp câu hỏi này, tôi xin mời ý kiến của một thành viên trong CLB. Xin mời ý kiến của bạn: Phương Anh
- Ý kiến P.ANH: Tôi đồng ý
- MC (Tú): Tôi mời ý kiến của bạn khác. Mời ý kiến của bạn Khánh Linh
- Ý kiến K. Linh: Tôi không đồng ý
- MC (An): Bây giờ có 2 ý kiến trái chiều, vậy xin mời 2 bạn bước ra sân khấu
- Ý kiến P.ANH: Tôi đồng ý với ý kiến: “ nhàn” trong thơ NBK là không bận rộn, có nhiều thì giờ nghỉ ngơi. Bởi vì trong nhiều sáng tác của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường đề cập đến chữ nhàn, chẳng hạn ví dụ như:
- Đêm / đợi trăng cài/ bóng trúc
Ngày /chờ gió thổi/ tin hoa
( Bài 19 )
- Song hiên ngỏ cửa /ngồi xem sách
Tự tại ngày qua / mấy kẻ bằng
( Bài 72)
- Ý kiến Khánh Linh: Tôi không hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn. Bời vì “ nhàn” đối với nhà thơ không chỉ là tìm đến với thiên nhiên để lánh xa cõi tục, để giữ tâm hồn trong sạch mà “nhàn” đối với ông còn là tìm về nơi thôn dã sống cuộc sống lao động, vui trong cảnh nghèo, nhàn tâm mà thân không nhàn.
Chẳng hạn: - Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Hoặc - Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
( BT nôm số 79 )
- Ý kiến P.ANH: Tôi vẫn bảo vệ quan điểm của mình. Theo tôi, quan niệm sống “nhàn” trong thơ NBK quả thực là không bận rộn, nhà thơ có nhiều thời gian được nghỉ ngơi, tìm đến những thú vui của người quân tử nơi thôn dã:
Ví dụ: - Khát uống chè mai hơi ngọt ngọt
Sốt kề hiên nguyệt gió hiu hiu
Hoặc: + Bàn cờ cuộc rượu/ hoa trúc,
Bó củi cần câu/ chốn nước non.
- Ý kiến Khánh Linh: Tôi vẫn không hoàn toàn đồng ý. Bởi vì: Mặc dù, ông cáo quan về ở ẩn tìm đến với thú vui thưởng trà, thưởng rượu, ngắm hoa.. nhưng ông vẫn đau đáu chuyện thế sự, tấm lòng của ông vẫn hướng về đất nước, về nhân dân.
Ví như: - Nước non nào phải của ai đâu
Nhiều, ít, công, tư, mặc dầu
( Bài 31 )
- Đã ngoài mọi sự, chăng còn ước
Ước một tôi hiền, chúa thánh minh.
( Bài 29 )
Ý kiến của tôi xin hết !
- MC (An): Có lẽ, cuộc tranh luận này sẽ còn dài mà thời gian của chương trình có hạn. Chúng em muốn xin ý kiến của cô.
(Cả 2 MC cùng cúi chào khán giả )
PHỤ LỤC 3:
HOẠT CẢNH
* Bước 1: Đại diện nhóm giới thiệu: tên nhóm, thành viên, nội dung báo cáo:
Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo và toàn thể các bạn học sinh. Em xin tự giới thiệu, em tên là……………………….. là thành viên của nhóm Bạch Vân Am. Nội dung báo cáo của nhóm chúng em là : Đọc hiểu bài thơ nôm số 3 của Trạng Trình NBK. Với phần báo cáo này, chúng em xin trân trọng kính mời Quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng ngược dòng thời gian trở về với am Bạch Vân – nơi Trạng Trình NBK ngày ngày dạy học, đào tạo các môn sinh.
* Bước 2: Nhóm thực hiện hoạt cảnh:
KỊCH BẢN
CẢNH 1: Am Bạch Vân, một am nhỏ, chính giữa là một tấm phản nơi cụ Trạng ngồi giảng bài.
Các môn sinh: Nhanh nào, nhanh nào các huynh đệ ơi ! Sắp đến giờ thầy giảng, chúng ta mau tới lớp….
Môn sinh 1: Các huynh đệ, trong lúc đợi thầy về, chúng ta hãy cùng đọc sách, bình văn, chăm chỉ học hành, cần cù nghiên bút để không phụ lòng thầy.
Môn sinh 2: Sư huynh nói rất đúng. Thầy vẫn dạy chúng ta rèn đức, luyện tài, mang chí nam nhi góp phần xây đắp giang sơn, đất nước vì thế huynh đệ ta hãy đua nhau giùi mài kinh sử.
Môn sinh mới: ( đi vào, ngơ ngác nhìn xung quanh…)
- Các huynh xin dừng bước, các huynh cho đệ hỏi đây có phải là am Bạch Vân nơi thầy Trình Quốc Công dạy học không ạ?
Môn sinh 1: Đây chính là am Bạch Vân, kể từ khi thầy rời chốn kinh thành, về
quê hương cuốc gió, cày mây, tháng ngày tiêu dao cùng sông nước, cỏ cây. Thầy mở quán Trung Tân, mở am dạy học đào tạo cho đất nước biết bao nhân tài đó đệ. Phải chăng đệ đến đây để xin thầy theo học ?
Môn sinh mới: Dạ! Đa tạ huynh! Thưa huynh, đệ nghe danh thầy Tuyết Giang phu tử đã lâu nên nay tìm đến đây để xin được làm học trò của Người.
Môn sinh 2: Thầy đi vắng chưa về, ta đang có ý cùng các huynh đệ đây bình luận thơ văn. Đệ hãy vào đây cùng chúng ta!
Môn sinh 1: Thầy làm thơ rất nhiều, vậy chúng ta hãy chọn một bài thơ của thầy để cùng đàm đạo. Các huynh đệ có bằng lòng ?
Môn sinh mới và các môn sinh còn lại : Dạ thưa ! Sư huynh đã có lời, chúng đệ nào dám từ nan.
Môn sinh 2: ( Đọc, ngâm thơ)
Giàu hai bữa, khó hai niêu,
Yên phận/ thì hơn hết mọi điều,
Khát/ uống chè mai, hơi ngọt ngọt,
Sốt/ kề hiên nguyệt, gió hiu hiu.
Môn sinh 1: ( Đọc, ngâm thơ )
Giang sơn tám bức/ là tranh vẽ,
Phong cảnh tứ mùa/ ấy gấm thêu,
Thong thả/ hôm khuya nằm, sớm thức,
Muôn vàn /đã đội/ đức trời Nghiêu.
Môn sinh mới: Hay quá! Hay quá! Đệ cũng rất thích và đã thuộc lòng bài thơ này. Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật mà thầy viết hoàn toàn bằng chữ Nôm. Bốn phần rõ ràng: đề - thực – luận – kết. Bài thơ vừa giản dị, mộc mạc lại vừa trang trọng, tao nhã.
Môn sinh 1: Không chỉ vậy niêm luật của bài thơ rất chặt chẽ, ngắt nhịp 4/3 thuần thục lại vừa phá cách điêu luyện.
“ Giàu hai bữa/ khó hai niêu” … “ Thong thả/ hôm khuya nằm/ sớm thức”.
Môn sinh mới: Bài thơ gieo vần uyển chuyển, phép đối cân chỉnh, hài hòa. Đệ thấy thầy rất tài tình khi viết các câu thực, câu luận:
“ Khát uống chè mai/hơi ngọt ngọt.
Sốt kề hiên nguyệt /gió hiu hiu” .
Giang sơn tám bức/ là tranh vẽ,
Phong cảnh tứ mùa/ ấy gấm thêu,
Ngôn ngữ hình ảnh đầy tài hoa có mai, có nguyệt, giang sơn gấm vóc tựa bức tranh thêu lại xuất hiện cả những hình ảnh dân dã của thôn quê. Phong cảnh non nước, quê hương tươi đẹp vô ngần. Quả thực thơ của thầy vượt xa cả thi Tiên, thi Thánh.
Môn sinh 2: Bài thơ là nỗi lòng của thầy - một bậc trí nhân, rời xa danh lợi, vui với cảnh nghèo cùng cỏ cây, ruộng vườn nơi thôn dã, ung dung, tự tại nhưng vẫn nặng lòng với nước non, mong cho dân được sống trong cảnh thái bình, thịnh thế.
Môn sinh mới: Thầy là một bậc quân tử, lòng nuôi chí cả, ẩn chứa trong mình khát vọng thanh cao. Tấm lòng của người luôn hướng về dân, về nước….
CẢNH 2 : ( Cụ Trạng xuất hiện)
Các môn sinh : Chúng con chào thầy ạ ! Trình thầy ! Mấy hôm thầy đi vắng, tất cả chúng con đều chăm chỉ học hành.
Cụ Trạng: (cười hiền từ ) Nhìn các con cần cù nghiên bút, lòng ta vui lắm.
Môn sinh mới: Trình thầy. Con ngưỡng mộ danh thầy đã lâu, nay con lặn lội đường xa đến đây xin được theo thầy dùi mài kinh sử.
Cụ Trạng: ( vuốt râu, gật gật đầu) : Người xưa có câu : “ Ngọc bất trác bất thành khí/ Nhân bất học bất tri lý” . Con đã muốn theo ta học chữ thì ta đây cũng sẵn lòng. Ta chỉ mong các con học để thành người, biết sống sao cho đúng đem Trí – Nhân – Đức – Tín để xây dựng nước nhà.
Môn sinh mới: Con cảm ơn thầy !Lời thầy dạy con xin khắc cốt ghi tâm. Am Bạch Vân như mái nhà chung, nơi luyện đức rèn tài bao thế hệ. Con xin ghi nhớ lời thầy, hôm sớm chuyên cần nuôi chí giúp dân, giúp nước.